Trẻ em suy dinh dưỡng là vấn đề mà các bậc phụ huynh đang lo lắng, để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ cần chú ý đến chế độ ăn và sự chăm sóc đặc biệt để kịp đà tăng trưởng. Vậy đâu là chế độ ăn hơp lý cho trẻ suy dinh dưỡng?
- Ăn gì để điều trị bệnh loãng lưỡng?
- Chữa hoa mắt chóng mặt bằng Đông Y
- Bạn đã biết công dụng bất ngờ từ cây rau má chưa?
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
Thiếu dưỡng chất protein, năng lượng gây nên suy dinh dưỡng bởi chế độ ăn không được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm cũng như các nguyên tố vi lượng cần thiết khác thì sẽ không đảm bảo cho cơ thể phát triển. Bệnh thường kèm theo do các nhân tố như tác động của nhiễm khuẩn, tạo môi trường gây nhiêm àm tình trạng thiếu dinh dưỡng ngày càng nặng hơn. Hãy cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về chế độ ăn uống hợp lý khi trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng.
Tình trạng suy dinh dưỡng có nguy hiểm không?
Trả lời:
Bệnh suy sinh dưỡng ở trẻ em là vấn đề cơ thể không được hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tăng trưởng, phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ đặc biệt là với trẻ dưới 5 tuổi. Nếu trẻ dưới 5 tuổi bị mắc bệnh suy dinh dưỡng và không được chăm sóc kịp thời sẽ gay hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
- Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, có đến 54% trẻ suy bị dinh dưỡng dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển đã tử vong do thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa và nhẹ. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ là do trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể, làm giảm sức đề kháng khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh khác, thậm chí là nguy cơ tử vong.
- Việc bị thiếu hụt chất dinh dưỡng làm cho tất cả các cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương. Điều này làm ảnh hưởng đến tầm vóc và thể lực của bé. Nhất là suy dinh dưỡng bào thai là đặc biệt nghiêm trọng và khi trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. Lúc này, bệnh sẽ khó điều trị và dễ gây nên hậu quả nặng nề hơn.
- Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thì hoạt động của trí tuệ bị mất đi. Việc thiếu những chất như chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine làm cho trẻ khó tiếp thu trong đời sống hàng ngày, trẻ thường chậm chạp, tiếp thu chậm hơn so với trẻ đồng trang lứa.
- Do không được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến cơ thể suy nhược. Và đây chính là điều kiện thuận lợi để các bệnh thường gặp ở trẻ kéo dài như các bệnh về nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Khi bệnh kéo dài, trẻ lại ăn uống kém và vì vậy suy dinh dưỡng càng trở nên nặng nề hơn.
Chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Bổ sung các chất, hàm lượng cần thiết cho trẻ
Thưa Bác sĩ, Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng cần có chế độ ăn như thế nào là hợp lý?
Trả lời:
Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Nhưng dù nguyên nhân nào thì hậu quả cũng là trẻ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng làm trẻ không tăng cân, chiều cao và giảm trí thông minh. Do đó, chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng có nguyên tắc chung là làm tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng.
- Tăng hàm lượng chất béo: Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
- Thức ăn cần được nấu đặc: Vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Tuy nhiên trẻ sẽ bị khó ăn, vì vậy ta có thể dùng men amylase – có trong bột mộng bắp, hoặc neopeptin theo chỉ định của bác sĩ nhỏ vào thức ăn sẽ làm lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.
- Tăng bữa ăn: Ngày ăn 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa và thêm bữa tối trước khi đi ngủ. Nên ăn thêm bữa phụ vì làm như vậy trẻ đỡ chán ăn. Với trẻ suy dinh dưỡng nên cho ăn thêm một bữa tối trước khi cho trẻ đi ngủ để bỗ sung thêm chất dinh dưỡng.
- Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng: Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng trẻ phải ăn cả xác thực phẩm chứ không phải chỉ là nước như hoa quả. Do đó, khi chế biến thực phẩm cho trẻ cần phải chú ý băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ, bên cạnh đó các bà mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi thực đơn tránh trường hợp trẻ bị ngán. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là mật ong, trứng, thịt và cá băm, rau cũng cần được thái nhỏ.
- Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà mẹ không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ vì nước trái cây có rất ít năng lượng và chất xơ, chỉ có vitamin tan trong trong nước và có đường nên sẽ làm trẻ không muốn ăn bữa chính.
- Ngoài ra khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng như vitamin và muối khoáng, nên trẻ cần được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khám và theo dõi sức khỏe để đưuọc kê toa thích hợp. Các bà mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho con vì tuy là “thuốc bổ” nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Trẻ bị suy dinh dưỡng cần ăn những thực phẩm gì để cân nặng trở lại bình thường?
Trả lời:
Các bác sĩ – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur với kiến thức dinh dưỡng có được đưa ra lời khuyên, nên cho trẻ dùng sữa cho thêm dầu, đường hoặc các loại thức ăn khác có đậm độ năng lượng cao, đảm bảo 1 kcal/ 1 ml thức ăn.
+ Ở trẻ còn bú: Ngoài sữa mẹ cho trẻ ăn thêm những bữa sữa – dầu – đường.
+ Ở trẻ ăn bổ sung: Ngoài sữa mẹ và những bữa sữa – dầu – đường cho ăn thêm bột ngũ cốc nấu với thịt, cá, trứng (thay đổi) + rau + dầu.
Ngoài ra, nên cho trẻ uống thêm các loại nước quả tươi, với trẻ trên 12 tháng tuổi cần phối hợp các bữa sữa năng lượng cao với các món ăn đặc như cháo, cơm,… có cho thêm dầu. Một số trẻ khi ăn sữa bò bị rối loạn tiêu hoá vì bất dung nạp đường lactose hoặc protein của sữa bò. Tuy nhiên sữa bò lại khá đắt tiền, nên những trẻ không ăn được sữa bò có thể dùng sữa đậu nành nuôi trẻ thay thế.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com