Nằm trong danh sách những vị thuốc hay trong YHCT, huyết thuốc có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ẩm không độc, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị đau khớp.
- Chuối tiêu – loại quả quen thuộc nhưng hiệu quả thì không ai ngờ tới
- Tác dụng dược lý và bài thuốc điều trị bệnh từ rau đắng trong YHCT
- Thầy thuốc Y học cổ truyền mách bạn nên ăn những thực phẩm màu đen
Vị thuốc huyết rồng: Giải pháp hay điều trị đau khớp trong YHCT
Dược liệu huyết rồng là thân già được thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch về, đem cạo sạch vỏ ngoài, để vài ngày cho nhựa se lại (tuy nhiên trong trường hợp thân khô cứng, người bào chế phải ngâm nước 12 giờ, ủ 1-2 giờ, có khi còn đổ cho mềm). Sau đó, huyết rồng được đem thái phiến mỏng, phơi hoặc sấy khô.
Theo các thầy thuốc Y học cổ truyền Hà Nội có nhiều năm kinh nghiệm, loại huyết rồng thân dẹt, mặt cắt có 2 hoặc 3 vòng gỗ không đồng tâm và tiết nhiều nhựa mới là loại tốt. Cũng theo các vị này, huyết rồng có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ẩm không độc, có tác dụng thông kinh lạc, bổ khí huyết, mạnh gân xương, điều hòa kinh nguyệt, được dùng nhiều trong các trường hợp đau nhức xương khớp, thiếu máu, hư lao,…
Bài thuốc điều trị bệnh từ vị thuốc huyết rồng
– Chữa viêm khớp dạng thấp: Huyết rồng, thổ phục linh, hy thiêm, rễ vòi voi, mỗi vị 16g; sinh địa, ngưu tất, mỗi vị 12g; nam độc lực, rễ cây cúc ảo, rễ cà gai leo, huyết dụ, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
– Trị đau lưng: Huyết rồng 16g, tỳ giải 16g, rễ trinh nữ 16g, ý dĩ 16g, cỏ xước 12g, rễ lá lốt 8g, quế chi 8g, thiên niên kiện 8g, trần bì 6g. Sắc uống.
– Chữa đau các khớp tứ chi: Huyết rồng, độc hoạt, uy linh tiên, ngũ gia bì hương, tang chi. Mỗi vị 10-12g. Đem sắc uống trong ngày.
– Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương: Huyết rồng 12g, rễ gối hạc 12g, cây mua núi 12g, rễ phòng kỷ 10g, dây đau xương 10g, vỏ thân ngũ gia bì chân chim 10g. Tất cả đem thái nhỏ, phơi khô, sau đó ngâm rượu uống. Ngày 50ml chia làm 2 lần.
Ngoài ra, trong các tài liệu cổ được không ít Y sĩ y học cổ truyền Hà Nội tìm hiểu còn bổ sung bài thuốc khác với các dược liệu: huyết rồng, dây đau xương, độc hoạt, thiên niên kiện, rễ bưởi bung, chân chim, phòng kỷ, gai tầm xọng, xấu hổ, cô xước, quế chi, núc nác, mỗi vị 4-6g, sắc hoặc nấu cao thêm đường uống.
Dây đau xương
– Điều trị thiếu máu, hư lao: Huyết rồng 200-300g, đem tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7-10 ngày. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 25ml. Người bệnh có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như đan sâm, thục địa, hà thủ ô (liều lượng bằng nhau). Mỗi ngày uống 2-4g, pha với ít rượu.
– Chữa đau dây thần kinh hông: Huyết rồng 20g, hồng hoa 12g, ngưu tất 12g, nghệ vàng 12g, đào nhân 12g, nhọ nồi 10g, cam thảo 4g. Đem sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể áp dụng Bài thuốc Y học cổ truyền huyết rồng 20g, dây đau xương 20g, cẩu tích 20g, ngưu tất 20g, cốt toái bổ 12g, ba kích 12g, cốt khỉ củ 8g, thiên niên kiện 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Điều trị kinh nguyệt không đều: Huyết rồng 10g, tô mộc 5g, nghệ vàng 4g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống. Ngày uống 1 lần. Bài thuốc không áp dụng đối với phụ nữ có thai.
Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Hà Nội cũng bổ sung bài thuốc trị kinh nguyệt không đều có sử dụng huyết rồng như sau: huyết rồng 16g, ích mẫu 16g, sinh địa 12g, xuyên khung 8g, nghệ 8g, đào nhân 8g. Sắc uống trong ngày.
Có thể thấy, huyết rồng mang nhiều giá trị điều trị bệnh đáng ngưỡng mộ, đặc biệt trong công tác điều trị các bệnh liên quan đến bệnh lý xương khớp. Tuy nhiên tác dụng của chúng chỉ được phát huy nếu áp dụng đúng cách, do đó bạn nên tìm đến các bệnh viện hay thầy thuốc uy tín và áp dụng theo đúng chỉ dẫn!