Danh mục
Tác dụng dược lý và bài thuốc điều trị bệnh từ rau đắng trong YHCT Theo YHCT, rau đắng tính bình, vị đắng, vào kinh bàng quang. Với những tác dụng dược lý có lợi sức khỏe, rau đắng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y. Hỗ trợ phòng trị ù, điếc tai theo phương pháp YHCT Trị mất ngủ từ bài thuốc hay trong y học ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Tác dụng dược lý và bài thuốc điều trị bệnh từ rau đắng trong YHCT

Tác dụng dược lý và bài thuốc điều trị bệnh từ rau đắng trong YHCT

Theo YHCT, rau đắng tính bình, vị đắng, vào kinh bàng quang. Với những tác dụng dược lý có lợi sức khỏe, rau đắng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y.

Tác dụng dược lý và bài thuốc điều trị bệnh từ rau đắng trong YHCT

Tác dụng dược lý của rau đắng

Rau đắng còn có các tên gọi khác như cây xương cá hay biển súc (Polygonum aviculare L.), thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Cũng giống như nhiều cây thuốc đông y khác, toàn thân cây rau đắng được sử dụng làm thuốc.

Theo các nghiên cứu hiện đại, rau đắng chứa saponin, sesquiterpen, tanin, alcaloid, vitamin C… Có tác dụng kháng khuẩn. Theo Y học cổ truyền Hà Nội, rau đắng tính bình, vị đắng, vào kinh bàng quang. Có tác dụng lớn trong việc lợi thủy, sát trùng, diệt ký sinh trùng, thông lâm, chỉ dưỡng trừ thấp nhiệt. Rau đắng chủ yếu được sử dụng cho người bị ho sốt, mụn nhọt, người nhiễm trùng đường tiết niệu và tiêu hóa, giun sán, ghẻ lở.

Liều dùng phù hợp khoảng từ 12 – 63g, riêng đối với biển súc tươi 63 – 125g. Dùng ngoài lượng vừa đủ.

Bài thuốc điều trị bệnh từ rau đắng trong YHCT

Theo các Y sĩ y học cổ truyền Hà Nội, rau đắng thường dùng làm thuốc trị các chứng bệnh như:

Chữa viêm bàng quang cấp tính: Rau đắng 12g, , sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, cù mạch 12g, hoạt thạch 12g, mộc thông 6g, tỳ giải 20g, bồ công anh 20g. Sắc uống. Trường hợp tiểu tiện ra máu, thêm chi tử sao đen 12g, sinh địa 12g.

Trị sỏi niệu đạo: Rau đắng 16g, mã đề thảo 63g, thân lá dây thòng bong 63g. Sắc uống.

Trị thấp nhiệt, buồn đái luôn luôn, đái nhỏ giọt và đục, đái rắt, đái ra máu, trong niệu đạo đau buốt và kết sỏi: Rau đắng 12g, cù mạch 12g, hoạt thạch 20g, hạt mã đề 12g, mộc thông 12g, quả dành dành 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 4g, ruột cây bấc đèn 4g. Sắc uống.

Vị thuốc Cù mạch

Chữa người nóng, đái nhỏ giọt, đái rắt, đau buốt: Rau đắng 20g sắc uống làm nhiều lần. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo bài thuốc của các Y sĩ YHCT khác khi kết hợp với thạch vĩ 12g, mã đề thảo 12g, cam thảo cành 6g, sắc uống.

Trị các chứng bệnh viêm ruột cấp tính, lỵ do thấp nhiệt: Trường hợp người bệnh xuất hiện tình trạng miệng khát, rêu lưỡi vàng, tiểu ít, tiêu chảy, người bệnh áp dụng bài thuốc: Rau đắng16g, xa tiền tử 12g, long nha thảo 20g. Sắc uống.

Chữa trẻ em đau bụng giun: Rau đắng 40-60g, cỏ nọc rắn 40 – 60g. Sắc uống.

Chữa giun móc: Rau đắng 63g. Sắc đặc, uống 1 lần trong ngày; uống liền trong 3 ngày.

Trị giun đũa chui lên ống mật: Rau đắng 63g, dấm cũ 200ml, thêm 1 bát nước; đun lấy 1 bát, chia làm 2 lần uống.

Chữa các chứng bệnh eczema, trùng roi âm đạo: Biển súc tươi 400g cùng 3 lít nước. Đem đun nước để tắm rửa.

Trị đái ra dưỡng chấp: biển súc tươi 125g, thêm 2 – 3 quả trứng gà, vài lát gừng. Sắc uống liên tục trong 20 ngày.

“Tác dụng trị bệnh của rau đắng trong các Bài thuốc Y học cổ truyền khó có thể bàn cãi, tuy nhiên đối với những người không bị thấp nhiệt, trong người yếu mệt (hư) mà tiểu ít thì không nên dùng.”, thầy thuốc Nguyễn Hữu Định (giảng viên Trung cấp Y học cổ truyển Hà Nội) cho hay.

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.