Danh mục
Tác dụng và bài thuốc trị bệnh từ rau khúc trong YHCT Theo Y học cổ truyền, rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc đi vào kinh phế, là vị thuốc hay trong các bài thuốc trị ho nhiều đờm, suyễn thở… Vị thuốc huyết rồng: Giải pháp hay điều trị đau khớp trong YHCT Chuối tiêu – loại quả quen thuộc nhưng ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Tác dụng và bài thuốc trị bệnh từ rau khúc trong YHCT

Tác dụng và bài thuốc trị bệnh từ rau khúc trong YHCT

Theo Y học cổ truyền, rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc đi vào kinh phế, là vị thuốc hay trong các bài thuốc trị ho nhiều đờm, suyễn thở…

Tác dụng và bài thuốc trị bệnh từ câu rau khúc trong YHCT

Rau khúc tên khoa học là Gnaphalium indicum, thuộc họ Cúc, có tên gọi khác là phật nhĩ thảo “thanh minh thảo”. Đây là loại cây mọc hoang khắp nơi ở những ruộng khô, trong đó lá khúc nếp dùng làm bánh khúc lá khúc tẻ dùng làm thuốc.

Theo Y học cổ truyền Hà Nội, rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc đi vào kinh phế. Tác dụng hóa đàm, trừ phong hàn. Vị thuốc rau khúc được sử dụng trong điều trị cảm lạnh phát sốt, ho nhiều đờm, suyễn thở, đau gân cốt, bạch đới, ung thũng. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc trị bệnh có dùng rau khúc trong các tài liệu Y học cổ truyền.

Bài thuốc trị bệnh từ câu rau khúc trong YHCT

Hiện rau khúc được sử dụng khá nhiều trong các Bài thuốc Y học cổ truyền. Với tính năng hóa đàm, trừ phong hàn, rau khúc được các thầy thuốc đông y sử dụng như sau:

Chữa ho nhiều đờm: Dùng rau khúc khô 15 – 20g, đường phèn 15 – 20g. Tất cả đem sắc lấy nước uống trong ngày.

Chữa cảm lạnh phát sốt: Dùng  toàn cây rau khúc khô 15 – 20g, sắc nước uống trong ngày.

Chữa viêm họng, hen suyễn nghẹt đờm: Rau khúc khô 30g đem sắc uống hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 10g cùng sắc uống.

Chữa tăng huyết áp: Rau khúc 30g, lá dâu 20g. Đem nấu canh ăn hàng ngày.

Chữa gân cốt sưng đau, chân gối sưng thũng: Dùng toàn cây rau khúc 30 – 60g. Tất cả đem sắc nước uống trong ngày.

Chữa phù thũng do tỳ hư (chức năng tiêu hóa suy yếu): Dùng toàn cây rau khúc khô 60g, sắc nước uống trong ngày.

Chữa viêm phế quản, suyễn thở do lạnh: Dùng rau khúc khô 15g, hoàng giới tử 15g, tề ni căn 30g, thiên trúc tử 12g, tiền hồ 9g, vân vụ thảo 9g. Tất cả đem sắc nước uống trong ngày và sử dụng liên tục trong 5 ngày. Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội cho hay, đây là bài thuốc đòi hỏi tính kiên trì của người bệnh nên cần uống hàng tháng mới thấy rõ tác dụng.

Rau khúc khô

Chữa thống phong (gút): Sử dụng lá và cành non cây rau khúc giã nát đắp vào những chỗ sưng đau.

Chữa ngộ độc đậu tằm (đậu răng ngựa, đậu la hán): Dùng rau khúc khô 60g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 30g, xa tiền thảo 30g, nhân trần 15g. Tất cả đem sắc cùng với 1.200ml, sắc cạn còn 800ml hòa thêm đường vào uống thay trà trong ngày.

Chữa nhọt đầu đinh mới mọc: Lá rau khúc tươi trộn với cơm nguội và vài hạt muối đắp lên nhọt.

Các bài thuốc trên đã được áp dụng trên cơ thể của rất nhiều người bệnh và chưa ghi nhận xảy ra các trường hợp xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe khi được sử dụng đúng trường hợp, đúng phương pháp.       Tuy nhiên để đảm bản án toàn nếu bạn chưa qua các lớp về đào tạo Y Dược như Trung cấp Y học cổ truyền Hà Nội, Đại học Y dược cổ truyền thì bạn nên tham khảo và tuân theo chỉ định của các bác sĩ có chuyên môn.

Lưu ý: Ngoài cây rau khúc với tác dụng dược lý nói trên, hiện trong giới dược phẩm còn có một loài rau khúc khác (Gnaphalium multiceps Wall), cây cao hơn, hoa hình đầu màu vàng. Đây cũng loại cây được dùng làm thuốc với tác dụng tương tự.

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.