Danh mục
Thầy thuốc chia sẻ những tác dụng từ vị thuốc đông y Đinh lăng Cây đinh lăng không chỉ sử dụng làm rau sống mà còn là một vị thuốc quý có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh mà bạn không thể ngờ tới. Vị thuốc đông y cây xương khỉ là vị thuốc quý cho bệnh nhân ung thư Những bài thuốc đông ...
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Thầy thuốc chia sẻ những tác dụng từ vị thuốc đông y Đinh lăng

Thầy thuốc chia sẻ những tác dụng từ vị thuốc đông y Đinh lăng

Cây đinh lăng không chỉ sử dụng làm rau sống mà còn là một vị thuốc quý có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh mà bạn không thể ngờ tới.

Cây đinh lăng là vị thuốc quý và được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh

Cây đinh lăng là vị thuốc quý và được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh

Những điều cần biết về vị thuốc đinh lăng

Đặc điểm nhận biết cây đinh lăng

Vị thuốc đông y Đinh lăng là loại thực vật nhỏ, chiều cao khoảng 0.8 – 1.5m, thân nhẵn và không có gai. Lá kép dạng xẻ lông chim 3 lần, không có lá kèm rõ, chiều dài dao động khoảng 20 – 40cm. Phiến lá chét có răng cưa không đều, cuống nhỏ, dài 3 – 10mm và có mùi thơm nhẹ.

Hoa mọc thành cụm, hình chùy dài 7 – 18mm và chứa nhiều hoa nhỏ bên trong. Nhị hoa gầy, thường có 5 nhị, 5 tràng và bầu hạt có 2 ngăn. Quả hơi dẹt, bề dày 1mm và dài 3 – 4mm. Mùa hoa quả rơi vào tháng 4 – 7 hằng năm.

Bộ phận dùng

Toàn bộ cây đinh lăng được sử dụng để làm thuốc, nhưng phổ biến nhất là rễ và lá.

Thành phần hóa học

Cây đinh lăng chứa hàm lượng thành phần hóa học dồi dào, đặc biệt là ở phần rễ. Nghiên cứu cho thấy rễ củ của dược liệu chứa 8 loại saponin, trong có nhiều loại saponin tương tự nhân sâm. Ngoài ra, dược liệu còn chứa hơn 20 loại axit amin, vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Tính vị

  • Rễ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát
  • Lá có vị đắng, tính mát

Tìm hiểu tác dụng của vị thuốc Đinh lăng

Tác dụng theo y học cổ truyền

Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết những tác dụng của vị thuốc Đinh lăng trong đông y qua từng bộ phận như sau:

  • Rễ có tác dụng bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch được sử dụng để lợi tiểu, làm thuốc bổ và trị cơ thể gầy yếu, suy nhược
  • Lá có công năng giải độc, kháng dị ứng được sử dụng để giải độc thức ăn, chữa ho ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt sưng tấy
  • Thân và cành đinh lăng được sử dụng để chữa đau lưng và phong tê thấp

Tác dụng của đinh lăng theo y học hiện đại

Cây đinh lăng đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học. Trong y học hiện đại nhận thấy thảo dược này đem lại các lợi ích sau:

Tăng sức dẻo dai của cơ thể

Nước sắc từ rễ đinh lăng có tác dụng làm sức dẻo dai của cơ thể.

Tác dụng co mạch

Sử dụng dung dịch nước 1.2 – 1% rễ đinh lăng trên thỏ nhận thấy có tác dụng co mạch tai.

Tác dụng đối với cơ tim

Dược liệu có khả năng giảm trương lực cơ tim khiến tim giảm co bóp và ngừng đập.

Tác dụng hạ áp

Tiêm tĩnh mạch dung dịch cao đinh lăng 100 – 200% với liều 0.5ml/ kg thể trọng vào vành tai nhận thấy huyết áp hạ, tăng biên độ và tần số hô hấp.

Tác dụng co bóp tử cung nhẹ

Tiêm dung dịch cao đinh lăng 100% với liều 1ml/ kg thể trọng ở đường tĩnh mạch vào vành tai nhận thấy có tác dụng co bóp tử cung nhẹ.

Tác dụng lợi tiểu

Dược liệu có tác dụng tăng tiết niệu gần 5 lần khi cho chuột uống 2ml dung dịch đinh lăng 100%/ 100g thể trọng.

Độc tính

Đinh lăng ít độc tính hơn so với nhân sâm. Khi tiêm phúc mạc ở chuột với liều 32.9g/ kg nhận thấy tim, não, thận và gan của chuột bị tổn thương nặng và dẫn đến tử vong. Trong trường hợp nhiễm độc mãn, đinh lăng có thể gây biến loạn dinh dưỡng gan, thận, tim và gây sung huyết ở ruột, dạ dày, phổi,…

Lưu ý và kiêng kỵ khi sử dụng cây Đinh lăng

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, cây đinh lăng có đặc tính dược lý đa dạng và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên sử dụng dược liệu quá liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây ngộ độc và tổn thương cơ quan nội tạng.

Để phòng ngừa rủi ro khi sử dụng dược liệu này, bạn nên lưu ý một số thông tin sau:

  • Sử dụng rễ đinh lăng liều cao có thể gây say thuốc, mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa,…
  • Có thể kết hợp với các món ăn từ đinh lăng để bồi bổ sức khỏe và giảm mệt mỏi.
  • Người đang mang thai hoặc mắc các bệnh mãn tính nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc từ thảo dược này

Cây đinh lăng có dược tính mạnh và đa dạng. Tuy nhiên tùy tiện sử dụng có thể gây ngộ độc và say thuốc. Do đó trước khi sử dụng dược liệu này, bạn nên tìm gặp bác sĩ/ thầy thuốc để được thăm khám và cân chỉnh liều lượng tùy vào tình trạng sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

cao-khi-3 (1)

Một số bài thuốc đông y hiệu quả từ cao khỉ

Cao khỉ là dược liệu được bào chế từ xương khỉ đột hoặc khỉ đít đỏ. được sử dụng để để cường dương, bổ thận, làm mạnh gân cốt và điều trị bệnh sốt rét lâu ngày không khỏi.