Danh mục
Bài thuốc Y học cổ truyền trị thoái hóa đốt sống cổ từ lá lốt Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống, vận động của người bệnh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, người bệnh có thể sử dụng các loại cây thuốc như lá lốt để cải thiện triệu chứng. Những bài thuốc đông y chữa bệnh ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Bài thuốc Y học cổ truyền trị thoái hóa đốt sống cổ từ lá lốt

Bài thuốc Y học cổ truyền trị thoái hóa đốt sống cổ từ lá lốt

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống, vận động của người bệnh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, người bệnh có thể sử dụng các loại cây thuốc như lá lốt để cải thiện triệu chứng.

Dùng lá lốt để chữa thoái hóa đốt sống cổ

Dùng lá lốt để chữa thoái hóa đốt sống cổ

Tác dụng của lá lốt trong điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Theo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, lá lốt có tính ấm, vị cay nồng giúp tán hàn, hạ khí, chỉ thống, tiêu viêm. Có thể dùng trong các bài thuốc Đông y để điều trị xương khớp, cột sống.

Theo Y học hiện đại, trong thành phần lá lốt chứa các tinh dầu, alkaloid, beta caryophylen, benzylaxetat,… giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chống nhiễm trùng. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đánh giá việc sử dụng lá lốt để điều trị các bệnh lý như: thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,… là hoàn toàn khả quan.

Sử dụng lá lốt chữa thoái hóa đốt sống cổ mang đến nhiều hiệu quả và tác dụng cho người bệnh như:

  • Giảm nhanh cơn đau.
  • Tăng cường lưu thông máu, giúp đầu óc thư giãn.
  • Hạn chế phần nào biến chứng do bệnh gây ra.
  • An toàn với cơ thể người bệnh.

Do đó, hoàn toàn có thế dùng lá lốt để chữa thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, chỉ nên dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng.

Các bài thuốc kết hợp lá lốt trong điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, có thể sử dụng riêng lá lốt hoặc kết hợp với nhiều thảo dược khác nhằm gia tăng công dụng chữa bệnh, giúp giảm đau hiệu quả.

Kết hợp lá lốt, đinh lăng chưa thoái hóa đốt sống cổ

Đinh lăng được ví như nhân sâm của người nghèo, có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau hiệu quả. Khi kết hợp cùng lá lốt sẽ nâng cao tác dụng chống viêm, cải thiện các triệu chứng đau nhức do thoái hóa đốt sống.

Cách thực hiện:

  • Lá lốt và đinh lăng còn tươi đem rửa sạch, để ráo.
  • Cho vào chảo sao vàng từng loại, rồi phơi khô hoặc hạ thổ.
  • Mỗi ngày lấy một nắm lẫn cả 2 loại đem sắc uống thay nước lọc.
  • Uống liên tục 1 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi uống lặp lại.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt và cây cỏ xước

Trong dân gian, cỏ xước được biết đến là bài thuốc hiệu quả trong việc chữa các bệnh về gan, thận, đau xương khớp. Kết hợp cỏ xước với lá lốt trở thành giải pháp điều trị thoái hóa hết sức an toàn. Người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài để giảm đau và hồi phục các tổn thương do thoái hóa gây ra.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá lốt, cỏ xước mỗi loại 50g.
  • Rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Cho vào ấm đun cùng 2 lit nước. Đun sôi thì để lửa nhỏ đun tiếp 10 phút thì tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước, uống thay nước lọc mỗi ngày.

Giảm đau đốt sống cổ bằng chườm lá lốt và ngải cứu

Kết hợp lá lốt với ngải cứu sẽ tạo thành hỗn hợp thuốc chườm giảm đau xương khớp cực hiệu quả. Phương pháp này sử dụng bên ngoài da, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 100g mỗi loại lá lốt và ngải cứu, để ráo nước.
  • Cho lên chảo sao nóng cùng muối hạt.
  • Bọc hỗn hợp vào một miếng vải sạch, chườm nhẹ nhàng lên vùng cổ bị đau.
  • Khi hỗn hợp hết nóng, có thể lấy ra sao lại để chườm tiếp.
  • Chườm khoảng 30 phút mỗi lần. 1 tuần nên thực hiện phương pháp này từ 3-4 lần.

Xoa bóp hỗn hợp lá lốt, giấm gạo chữa thoái hóa đốt sống cổ

Các cơn đau mỏi vai gáy do thoái hóa cột sống cổ sẽ được cải thiện đáng kể sau khi bạn áp dụng bài thuốc này. Cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau:

  • Nhặt rửa 100g lá lốt tươi, để thật ráo nước.
  • Cho vào nấu với một lượng giấm gạo vừa đủ trên lửa nhỏ để thu được hỗn hợp sền sệt.
  • Để hỗn hợp nguội còn hơi âm ấp thì đem xoa bóp lên vùng cổ bị đau.
  • Có thể thực hiện mỗi ngày để giảm các cơn đau nhức.

Những lưu ý khi dùng lá lốt chữa thoái hóa đốt sống cổ

Tuy bài thuốc y học cổ truyền này là an toàn, hạn chế các tác dụng phụ, nhưng trong quá trình sử dụng và điều trị, người bệnh cần lưu ý như sau:

  • Với các phương pháp chườm nóng, xoa bóp bên ngoài da, cần giữ nhiệt độ vừa phải. Tránh trường hợp quá nóng gây phỏng da. Cũng không nên quá nguội làm giảm tác dụng điều trị.
  • Với các món ăn, uống, không dùng quá 150g lá lốt/ ngày để bảo vệ hệ tiêu hóa.
  • Các trường hợp bị dị ứng, nóng trong người gây táo bón, nhiệt miệng cũng không nên sử dụng.

Bên cạnh đó, người bệnh cần kiên trì thực hiện để thấy được hiệu quả. Đồng thời kết hợp tập thể dục, chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi để nâng cao hiệu quả điều trị.

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.