Trầu không là một loại cây khá quen thuộc trong dân gian ngoài tác dụng chữa cảm lạnh nó còn có khả năng điều trị nhiều bệnh khác cũng rất hiệu quả.
Đặc điểm của lá trầu không
Cây trầu giống như là vị thuốc đông y được trồng ở khắp nơi. Trầu không còn được gọi là trầu hay thược tương. Tên khoa học Piper betle L, thuộc họ hồ tiêu Piperaceae. Là một loại cây mọc leo trên các cây khác, trên bờ tường hoặc dàn leo, thân nhẵn, lá bóng.
Lá trầu mọc so le, cuống có bẹ, phiến lá có hình trái xoan, phía cuống hình trái tim đầu lá nhọn, khi soi lên thấy rất nhiều điểm chứa tinh dầu nhỏ và gân lá. Hoa khá gốc mọc thành bông, quả mọng và không có vòi sót lại.
Theo các y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, và có tác dụng trừ phong, sát trùng, kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả.
Trong 100g lá trầu không chứa tới 3% tinh dầu. Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: Eugenol, Estragol, chavicol chavibetol… có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, khuẩn coli, trực khuẩn lỵ,… và có tác dụng kháng nấm.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian
Dưới đây là một số bài thuốc được bác sĩ Y học cổ truyền giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ:
- Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết: Lấy 6 lá trầu, rửa sạch rồi giã nát rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu làm giảm đau và làm dịu ngay cơn nhức đầu.
- Sát khuẩn vết thương: Khi bị thương, hãy vắt nước lá trầu không rồi rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên trên bề mặt, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày, vết thương sẽ khô, sau vài ngày là liền.
- Trị cảm cúm: Lấy khoảng 5 lá trầu không rồi nhúng vào rượu đánh cảm sẽ có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, giảm các triệu chứng cảm cúm, nhẹ đầu.
- Chữa nước ăn chân tay: Để chữa bệnh nước ăn chân tay bạn lấy lá trầu không 10g, lá ráy 60g thái nhỏ, rửa sạch lá rồi đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi cho chân vào ngâm. Hoặc nếu không có lá ráy bạn lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng có tác dụng tương tự.
- Chữa tắc tia sữa: Sau khi sinh sản phụ dễ bị tắc vòi sữa, hãy lấy lá trầu không hơ nóng bầu vú sẽ giúp sữa xuống nhanh và giảm đau nhức do tắc sữa.
- Chữa viêm họng: Khi bị viêm họng lấy 6 lá trầu không rồi rửa sạch giã nát, chắt lấy nước, thêm một chút mật ong vào rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu quả.
- Chữa viêm nhiễm vùng kín: Lấy lá trầu không tươi, vò nát, cho thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Khi nước lá trầu không nguội, dùng để rửa ngoài có tác dụng kháng viêm và chống ngứa rất hiệu quả.
Những phương pháp chữa bệnh từ lá trầu không khá đơn giản, mang lại hiệu quả cao, bạn nên trồng ngay cho mình một dàn trầu không để dùng khi cần nhé.