Danh mục
Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh thần kinh và tim mạch. Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh thần kinh và tim mạch. Bài thuốc “Thiên vương bổ tâm đan” là bài thuốc dưỡng tâm an thần nổi tiếng từ xa xưa, bài thuốc này được ghi chép lại sớm nhất trong cuốn “Nhiếp sinh bí phẫu”. Công dụng chủ yếu của bài thuốc là ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh thần kinh và tim mạch.

Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh thần kinh và tim mạch.

Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh thần kinh và tim mạch.

Bài thuốc “Thiên vương bổ tâm đan” là bài thuốc dưỡng tâm an thần nổi tiếng từ xa xưa, bài thuốc này được ghi chép lại sớm nhất trong cuốn “Nhiếp sinh bí phẫu”. Công dụng chủ yếu của bài thuốc là bổ tâm an thần, tư âm dưỡng huyết. Ngày nay, bài thuốc này đã được nghiên cứu và  có được sử dụng để chữa các bệnh về tim mạch, tâm thần kinh.
Thành phần bài thuốc: Sinh địa hoàng 120g; Nhân sâm 18g; Đan sâm 15g; Huyền sâm 15g; Phục linh 15g; Ngũ vị tử 15g; Viễn chí 15g (bỏ lõi); Cát cánh 15g; Đương quy thân 60g; Thiên môn đông 60g (bỏ lõi); Mạch môn đông 60g (bỏ lõi); Bá tử nhân 60g; Toan táo nhân 60g.

Xem thêm:

chữa tim mạch

Các vị thuốc trên tán thành bột mịn, luyện mật làm hoàn (mật hoàn) to bằng hạt ngô đồng (khoảng 9 – 12g), áo bên ngoài bằng bột Chu sa, mỗi lần uống 1 hoàn cùng với nước đun sôi để nguội vào lúc đói. Nếu có thể nên dùng nước sắc Long nhãn để uống cùng thì càng tốt. Khi uống thuốc kỵ dùng Đại toán (tỏi), La bặc (củ cải), Ngư tinh thảo (Rau diếp cá), Rượu cao lương.

Tác dụng và chủ trị của bài thuốc

Bài thuốc “Thiên vương bổ tâm đan” có công dụng bổ tâm an thần, tư âm dưỡng huyết.
Chữa trị các chứng bệnh do âm hư, huyết hư, tâm thận âm hư gây ra như: Hư phiền (hồi hộp, bồn chồn), thất miên (mất ngủ), tâm quý (hồi hộp đánh trống ngực đặc biệt là khi có sự stress tinh thần hoặc gắng sức), mộng tinh (mơ ngủ xuất tinh), kiện vong (hay quên, trí nhớ suy giảm), đại tiện táo kết, miệng lưỡi nhiệt lở loét, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng ít, mạch tế sác (nhanh và nhỏ)…

Tác dụng dược lý của bài thuốc

Trong bài thuốc có sử dụng đến 3 loại sâm (Nhân sâm, Huyền sâm, Đan sâm), mỗi loại sâm có công dụng khác nhau, phối ngũ cùng các vị thuốc khác có tác dụng tương tự để tạo nên công dụng cho toàn bài thuốc.
Bài thuốc có dùng lượng nhiều Sinh địa, có công dụng bổ âm, tư thận thuỷ, vào huyết phận để dưỡng âm huyết. Sử dụng Huyền sâm cùng với Thiên môn đông, Mạch môn đông để tư âm, lương huyết, thanh hư hoả. Đương quy thân bổ huyết, Đan sâm bổ huyết hoạt huyết, làm tăng tác dụng tư âm dưỡng huyết. Nhân sâm đại bổ nguyên khí, Phục linh bổ tâm khí, an thần ninh tâm. Ngũ vị tử, Viễn chí liễm âm tâm sinh tân. Bá tử nhân, Toan táo nhân có tác dụng định tâm an thần. Cát cánh có tác dụng dẫn thuốc đi lên. Bao ngoài đan dược bằng bột Chu sa có tác dụng trấn kinh an thần.
Bài thuốc vừa có công dụng trị vào bản (gốc bệnh) là âm huyết bất túc, vừa có công dụng trị vào tiêu (ngọn) là chứng hư phiền. mất ngủ. Pháp chữa trị cả tiêu lẫn bản giúp cho âm huyết được đầy đủ các chứng bệnh kể trên sẽ tự hết.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, bài thuốc “Thiên vương bổ tâm đan” có tác dụng điều hòa sự hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh trung ương, điều hòa hoạt động của tim mạch. Nghiên cứu trên động vật thực nghiệm đã chứng minh bài thuốc còn giúp tăng lưu lượng máu động mạch vành nuôi tim, tăng sức bóp cơ tim và sức chịu đựng của tế bào cơ tim khi gặp điều kiện thiếu Oxy. Ngoài ra, bài thuốc này còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.