Suy nhược cơ thể khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, làm việc học tập không hiệu quả. Sử dụng bài thuốc y học cổ truyền sau, bệnh suy nhược sẽ giảm hẳn trông thấy.
- Bài thuốc y học cổ truyền trị đau nhức đầu kinh niên từ rễ nhàu
- Bài thuốc Y học cổ truyền đặc trị viêm amidan
- Thầy thuốc Đông y tiết lộ bài thuốc y học cổ truyền trị đau mắt đỏ
Y sĩ y học cổ truyền giới thiệu bài thuốc điều trị suy nhược cơ thể theo triệu chứng
Biểu hiện: thở ngắn, thở gấp, người không sức, tiếng nói nhỏ, người mệt vô lực, sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi nhạt, tự ra mồ hôi, mạch hư nhược. Có lúc sợ lạnh, gai rét, dễ bị cảm mạo.
Phương pháp chữa: Bổ phế khí.
- Bài thuốc thứ nhất: đảng sâm 10g, thục địa 12g, hoàng kỳ 10g, tử uyển 12g, ngũ vị 10g, tang bạch bì 12g.
- Bài thuốc thứ hai: đảng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, cam thảo 6g, nhục quế 6g. Nếu ra mồ hôi nhiều, thêm mẫu lệ 16g, tiểu mạch 10g; nếu ho thêm tử uyển 10g, tang bạch bì 10g.
- Bài thuốc thứ ba: đảng sâm 12g, kỷ tử 8g, lá vông 10g, táo nhân 12g, liên tu 12g, hương phụ 10g, liên nhục 20g, sa sâm 12g.
Biểu hiện: thở ngắn gấp, người mệt mỏi, da xanh, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực, chất lưỡi nhạt, mạch nhu tế là dấu hiệu khí huyết đều hư.
Phương pháp chữa: Bổ khí huyết.
- Bài thuốc thứ nhất gồm những vị thuốc đông y sau: hà thủ ô 100g, đinh lăng 100g, thục địa 100g, hoàng tinh 100g, tam thất 20g. Tất cả tán bột. Ngày sắc uống 100g.
- Bài thuốc thứ hai. Bát trân thang: thục địa 16g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 16g, bạch linh 8g, đương quy 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bài thuốc thứ ba. Nhân sâm dưỡng doanh thang: nhân sâm 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, nhục quế 6g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 12g, trần bì 12g, chích thảo 6g, sinh khương 5 lát, táo 5 quả. Sắc 7 bát lấy 3 bát, chia uống 3 lần.
Những món ăn hỗ trợ điều trị kết hợp những bài thuốc y học cổ truyền trên
Trà linh chi: linh chi 9g, nấu hãm uống như nước trà. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, đau đầu chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi, người bị yếu mệt do bệnh lâu ngày.
Rùa hầm: rùa 1 con, chuối xanh 100g, đậu phụ rán 2 bìa. Rùa bỏ mai, ruột làm sạch, chuối xanh gọt vỏ chuối ngâm nước, thái lát, đậu phụ thái lát; thêm gia vị hành sống, bột tiêu, gừng tươi, tương dầu. Tất cả hầm nhừ. Dùng làm thức ăn bổ dưỡng, tốt cho người lao phổi khái huyết, viêm khí phế quản mạn tái phát, sốt nóng sốt rét.
Cháo thịt dê sâm kỳ linh táo: thịt dê 100g, hoàng kỳ 30g, nhân sâm 6g, phục linh 15g, đại táo 5 quả, gạo tẻ 100g. Đem dược liệu sao lấy nước sau đó dùng nấu với gạo và thịt dê, khi cháo chín nhừ thêm gia vị thích hợp. Dùng cho các trường hợp gầy sút dễ cảm cúm, cơ thể suy nhược.
Gà hầm tam thất: gà mái 1 con (khoảng 1kg), tam thất bột 20g. Gà làm sạch, cho tam thất vào trong bụng gà; hầm cách thủy cho chín, thêm gia vị cho ăn. Dùng cho các trường hợp suy nhược khí huyết hư, ăn kém mệt mỏi, da tái nhợt thiếu máu.
Canh sò ngao cà rốt đậu đỏ: sò ngao 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g, cho nước, gia vị, nấu canh, vớt bỏ bã xuyên khung, thêm mắm, hành, bột ngọt, chia ăn trong ngày, liên tục 5 – 7 ngày/ đợt. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh.
Cháo hoàng kỳ: hoàng kỳ 30, đảng sâm 30g, bạch truật 15g, phục linh 15g, cam thảo 15g, gạo tẻ 60 – 80g. Dược liệu sắc lấy nước, đem nấu với gạo thành cháo. Dành cho người cao tuổi suy nhược, thở ngắn, thở gấp; hoặc bị cảm cúm. Ăn vào các buổi sáng.
Nguồn :Cao Đẳng Y Dược Pasteur