Danh mục
Bài thuốc y học cổ truyền trị đau nhức đầu kinh niên từ rễ nhàu Rễ nhàu từ lâu đã được y học cổ truyền sử dụng như vị thuốc an thần và thông kinh hoạt huyết. Sau đây là bài thuốc y học cổ truyền trị đau nhức đầu kinh niên. Bài thuốc Y học cổ truyền trị sỏi tiết niệu cực hay Bài thuốc Y học cổ truyền ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Bài thuốc y học cổ truyền trị đau nhức đầu kinh niên từ rễ nhàu

Bài thuốc y học cổ truyền trị đau nhức đầu kinh niên từ rễ nhàu

Rễ nhàu từ lâu đã được y học cổ truyền sử dụng như vị thuốc an thần và thông kinh hoạt huyết. Sau đây là bài thuốc y học cổ truyền trị đau nhức đầu kinh niên.

Cây nhàu được y học cổ truyền sử dụng từ lâu
Cây nhàu được y học cổ truyền sử dụng từ lâu

Rễ nhàu được sử dụng nhiều ở các nước

Từ lâu nhân dân ta cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới như Campuchia, Philippin, Ấn Độ… đã biết sử dụng một số bộ phận cây Nhàu để làm thuốc. Y học cổ truyền Việt Nam đã sử dụng nhàu từ rất lâu cụ thể như:

  • Nhàu rừng là một trong số 300 vị thuốc Nam được Lương y Nguyễn An Cư (1877-1949).
  • Nhàu rừng và Rễ Nhàu cũng là hai trong số 208 vị thuốc Nam được Lương y Việt Cúc ghi lại trong “Nam dược tính yếu lược” (1965).
  • Đặc biệt từ năm 1952 Bác sĩ Đặng Văn Hồ, nguyên là giám đốc Bệnh viện lao Ngô Quyền và các cộng sự của ông đã tiến hành hàng chục năm liền nghiên cứu tác dụng của rễ Nhàu trên các bệnh nhân. Công trình này sau đó đã được tổng kết và công bố vào năm 1973.
  • Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, nhà nghiên cứu nổi tiếng về “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cũng đã xếp vị thuốc này vào danh mục những vị thuốc về huyết áp.

Tác dụng của rễ nhàu theo y học cổ truyền

Nhân dân ta nhiều nơi đã có truyền thống dùng rễ Nhàu đã được thái mỏng, phơi khô, sắc uống để trị đau lưng, phong thấp.  Nhiều người cũng dùng trái Nhàu chín chấm muối ăn với cùng công dụng.  Phụ nữ một số vùng còn ăn trái Nhàu chín để làm nhuận trường, họat huyết hoặc điều hòa kinh nguyệt.

Giáo sư Youngken thuộc Trường Đại Học Dược khoa Massachusette, giáo sư Ikeda thuộc Trung Tâm Nghiên cứu vệ sinh quốc gia của Nhật Bản, đã thí nghiệm trên vật nuôi của phòng thí nghiệm và nhận thấy tinh chất rễ Nhàu có dược tính sau:

  • Có tác dụng nhuận trường nhẹ và lợi tiểu nhẹ
  • Làm êm dịu thần kinh
  • Hạ huyết áp kéo dài
  • Rât ít độc và không làm nghiện.

Sách “Gia y trị nghiệm” của Lương y Việt Cúc có ghi “rễ Nhàu vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp.”

Trên thực tế, qua kinh nghiệm sử dụng riêng của tác giả hoặc dùng độc vị hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, rễ Nhàu có hai tác dụng đáng lưu ý là dưỡng tâm an thần và thông kinh họat huyết.

Rễ nhàu có tác dụng dưỡng tâm an thần và thông kinh họat huyết
Rễ nhàu có tác dụng dưỡng tâm an thần và thông kinh họat huyết

Những người thường hay bị căng thẳng, tâm lý dễ bực bội, cáu gắt, khó ngủ, khi dùng rễ Nhàu có thể cảm thấy thần kinh được êm dịu, thư giãn, dễ ngủ.

Ngoài tác dụng ổn định áp huyết qua cơ chế thần kinh, tác dụng thông kinh hoạt huyết cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc cải thiện tuần hoàn huyết nên rễ Nhàu vẫn đang là một vị thuốc Nam thông dụng, được dùng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa trị các chứng cao huyết áp do bất kỳ nguyên nhân nào.

Những bài thuốc y học cổ truyền từ rễ nhàu

Bài thuốc trị nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu: Rễ Nhàu  24g; Muồng trâu  12g; Cối xay  12g;  Rau má  12g; Củ gấu (sao, tẩm đồng tiện) 8g. Cách làm: cho tất cả vào 500ml nước, sắc còn 250ml.  Sử dụng lúc thuốc còn nóng, 2 lần trong một ngày.

Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao: Rễ Nhàu  24g; Rau má  8g; Thổ phục linh  8g; Vỏ bưởi  6g; Thảo quyết minh (sao thơm)  12g; Gừng sống 3 lát. Cách làm: cho tất cả vào 500ml nước, sắc còn 250ml.  Sử dụng lúc thuốc còn nóng, 2 lần trong một ngày.

Chữa đau lưng do thận suy, phong hàn thấp xâm nhiễm: Rễ Nhàu  12g; Rễ ngà voi 8g; Ngó bần  08g; Bù ngót  8g; Dây gùi  8g; Tầm gửi cây dâu  8g; Cối xay  08g; Đậu săn  8g; Ngủ trảo  12g. Cách làm: cho tất cả vào 500ml nước, sắc còn 250ml.  Sử dụng lúc thuốc còn nóng, 2 lần trong một ngày.

Chữa nhức mỏi, tê bại do phong thấp: Rễ Nhàu  40g; Quế chi 20g; Đỗ trọng 30g; Nghệ xanh 20g; Nghệ vàng  20g; Vòi voi 40g; Chùm gửi cây dâu 20g; Võ quýt 20g; Trái Ô-môi 10g; Thiên niên kiện  20g; Rượu nếp  02 lít; Đường cát trắng  500g. Cách làm: cho tất cả vào 500ml nước, sắc còn 250ml.  Sử dụng lúc thuốc còn nóng, 2 lần trong một ngày.

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.