Trong quá trình tổ chức hội nghị tổng kết năm học của Bộ GD&ĐT, đã có rất nhiều ý kiến đề xuất rằng Bộ nên tách biệt 2 kỳ thi Đại học và THPT để các trường Đại học tự chủ tuyển sinh.
- 5 điều thú vị tân sinh viên Cao đẳng Dược, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur được trải nghiệm
- Chương trình đào tạo ngành Xét nghiệm có khó không ?
- Nộp hồ sơ học Liên thông Cao đẳng Dược tại địa chỉ nào?
Đã có đề xuất tách thì đại học và thi tốt nghiệp THPT từ năm 2018 trở lại
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Phan Thanh Bình cho rằng nên để các trường Đại học tự chủ phương thức tuyển sinh, hai kỳ thi tốt nghiệp và Đại học cần tách riêng.
Từ năm 2018 có đề xuất tách thi đại học và thi tốt nghiệp THPT
Theo chia sẻ của giảng viên Trường THPT Sài Gòn Tại hội nghị tổng kết năm học của Bộ Giáo dục và Đào, Chủ nhiệm Ủy ban VHGD Phan Thanh Bình nhận định nền giáo dục năm học 2016 – 2018 đạt được nhiều kết quả tốt tuy nhiên vẫn còn không ít hạn chế, trong đó vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm là kỳ thi THPT Quốc gia với hai mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng khối ngành sư phạm.
Chủ nhiệm Ủy ban VHGD cho rằng, thi THPT là đánh giá đa số để công nhận tốt nghiệp cho học sinh lớp 12. Còn Kỳ thi đại học để tuyển các em có năng lực vào từng ngành nghề. Việc tuyển sinh đại học phải là của các trường Đại học, tùy theo yêu cầu, đặc thù của mình mà mỗi trường sẽ có cách tuyển riêng. “Nếu lấy điểm thi phổ thông để áp dụng cho đại học thì không đánh giá được hết năng lực của thí sinh. Việc nhiều em được 27 – 28 điểm thi THPT quốc gia, cộng ưu tiên vào thì 30 điểm là bình thường” – Ông Phạm Thanh Bình giải thích.
Cũng theo nhận định của Nguyên giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, định hướng của ngành Giáo dục đề cao tự chủ cho các trường, do đó quyền tự chủ tuyển sinh của các trường Đại học cần được đặt ra mạnh mẽ.
Từ năm 2018 có đề xuất tách thi đại học và thi tốt nghiệp THPT
Năm 2017 đề thi THPT Quốc gia chưa phân hóa tốt
Năm 2017 là năm thứ ba Bộ Giáo dục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng khối ngành sư phạm. Các trường Cao đẳng khác như tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội, Cao đẳng Kinh tế, Cao đẳng Xây dựng…thuộc sự quản lý của Bộ LĐTBXH được quyền tự chủ tuyển sinh. Đề thi gồm 60% kiến thức cơ bản, 40% kiến thức phân loại và đều nằm trong chương trình lớp 12.
Với đề thi được đánh giá mức độ dễ, hình thức thi trắc nghiệm khách quan, cả nước có tới hơn 4.000 điểm 10, gấp hơn 60 lần so với năm ngoái. Tỷ lệ điểm 8 trở lên cũng tăng mạnh. Đây là lý do khiến điểm chuẩn nhiều trường TOP trên tăng đột biến, thậm chí có ngành lấy điểm chuẩn trên 30 điểm. Ngành Y đa khoa của Đại học Y Hà Nội, Y dược TP HCM có mức điểm chuẩn cao nhất từ trước đến nay là 29,25 điểm, Công an có điểm trúng tuyển vượt mức tuyệt đối 30. Vì nhiều thí sinh điểm cao nên các trường này phải đề ra nhiều tiêu chí phụ. Điều này cũng gây không ít bất lợi cho thí sinh khi có những em đạt điểm chuẩn vẫn trượt nguyện vọng 1 do không đáp ứng tiêu chí phụ.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trong hội nghị ngày 11/8 đã thừa nhận đề thi THPT Quốc gia 2017 phân hóa chưa tốt. Việc này sẽ được khắc phục bằng các giải pháp kỹ thuật trong những năm sau. Bộ Trưởng khẳng định “Kỳ thi THPT Quốc gia sẽ giữ ổn định cho nhiều năm tới”.
Năm 2017 đề thi THPT Quốc gia chưa phân hóa tốt
Dư luận quan tâm những đề xuất trong kỳ thi Đại học 2018
Một số đề xuất cho Kỳ thi Đại học 2018 đang nhận được sự quan tâm của dư luận được Ban tư vấn tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp:
- Tăng độ khó của đề thi THPT quốc gia 2018
Đề thi năm 2017 chưa đáp ứng được việc tuyển sinh của các trường TOP trên, đặc biệt là một số ngành như Công an, Quân đội, Y Dược… Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mới đây đã khẳng định Bộ sẽ nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng hơn các câu hỏi trong đề thi 2018 để tăng độ phân hóa của đề, đồng nghĩa với đó là gia tăng độ khó của đề thi. Trước đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng, Bộ nên thay đổi tỷ trọng kiến thức trong đề, thay vì 60% cơ bản và 40% nâng cao thì nên đổi thành 40% cơ bản và 60% nâng cao.
- Tăng mức điểm liệt lên 3 điểm
Năm 2017, số bài thi bị điểm liệt giảm đáng kể so với năm 2017. Nguyên nhân là do năm nay trừ môn Văn các môn thi khác đều thi dưới hình thức trắc nghiệm, vì vậy, tạo điều kiện cho các thí sinh dễ đạt điểm cao và khó bị điểm liệt. Thậm chí nhiều thí sinh chỉ cần khoanh bừa cũng có thể đạt điểm bài thi trên 1. Nhiều ý kiến cho rằng nên tăng điểm liệt lên 3 điểm nếu tiến hành thi trắc nghiệm, nhưng ý kiến này chưa nhận được sự phê duyệt của Bộ GD&ĐT, trước tình hình nhiều thí sinh có điểm thi rất thấp nhưng vẫn được tốt nghiệp và xét tuyển, đến năm 2018, nhiều khả năng mức điểm liệt sẽ được nghiên cứu lại.
- Giảm chênh lệch giữa các đối tượng ưu tiên
Vấn đề điểm ưu tiên là điểm nóng nhất trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, khi mà thí sinh thành phố đạt điểm cao nhưng không được cộng điểm thì ít có cơ hội được học tại các trường Top đầu, trong khi thí sinh được ưu tiên dù có điểm thi thấp hơn nhưng vẫn trúng tuyển. Nhiều chuyên gia giáo dục đề xuất Bộ nên giảm mức chênh lệch giữa các đối tượng và khu vực ưu tiên xuống bằng 1 nửa so với hiện nay. Hiện Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến của dư luận và nghiên cứu, tính toán lại mức điểm này để phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.
- Khoanh bừa sai có thể bị trừ điểm
Với cơn mưa điểm 10 của kỳ thi THPT quốc gia 2017, nhiều chuyên gia cho rằng đề thi chưa hẳn đã đánh giá đúng thực lực của thí sinh vì về cơ bản đề thi năm nay khá dễ, thí sinh khoanh bừa cũng có thể đạt điểm cao. Để hạn chế việc học tủ, học vẹt vẫn đang còn tồn đọng và tăng tính đánh giá, phân loại thí sinh của đề thi, các chuyên gia đề xuất Bộ nên có phương án trừ điểm nếu chọn đáp án sai. Mức trừ đang được đề xuất là 1/3 điểm của mỗi câu hỏi.
Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 131 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội. Tư vấn tuyển sinh:0996.131.131 – 02439.131.131
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com