Đậu đỏ được biết đến như một loại thực phẩm không mấy xa lạ đối với chúng ta, tuy nhiên ít ai có thể nghĩ rằng Đậu đỏ còn là một Vị thuốc Đông Y được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu ích.
- Ăn củ kiệu có tốt không, tác dụng ra sao?
- Ngạc nhiên với công dụng điều trị bệnh tuyệt vời từ Rau ôm
- Tác dụng chữa bệnh từ cây trong vườn húng quế
Bất ngờ với khả năng chữa bệnh tuyệt vời từ Đậu đỏ
Sơ lược thông tin về Đậu đỏ
Đậu đỏ có tên khoa học là Vigna angularis (Willd.) Ohwi et Ohashi (Dolichos angularis Willd., Phaseolus angudaris (Willd.) W.F. Wight). Đậu đỏ không chỉ được biết đến là một loại thực phẩm quen thuộc mà còn là một cây thuốc quý. Dạng cây thảo mọc hằng năm, đứng hay leo, cao 25cm -90cm; nhánh có cạnh, có lông dài. Lá kép 3 lá chét, cuống 10cm-12 cm, có lông, lá chét xoan, đầu tròn, có thùy, dài 5cm -10cm, rộng 2-5 cm, có lông, gân phụ 4-5 cặp, lá kèm thon, hình lọng, cao 8mm. Chùm ở nách lá, dài 3cm-10 cm, có 6-12 hoa; đài 5 răng ngắn; tràng vàng sáng cao 15 mm, lườn xoắn 360 độ. Quả hình trụ dài 6-12,5 cm, rộng 0,5-0,7cm, chót nhọn; hạt 6-14, to 5-7×4,5mm, hình trụ tới dạng tim, tròn 4 cạnh, màu nâu đỏ, rốn nổi rõ. Hoa tháng 6-7, quả tháng 7-8.
Trong Y học cổ truyền, Đậu đỏ có vị chua, ngọt, tính bình; có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, giải độc bài nung. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị mụn nhọt lở ngứa, thủy thũng đầy trướng, sưng phù chân tay, vàng da đái đỏ, phong thấp tê đau, đau dạ dày – ruột, tả, lỵ.
Thành phần hóa học có trong Đậu đỏ
Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết trong hạt đậu đỏ khô chứa protid 19,9%, nước 10,8%, lipid 0,5%, glucid 64,4% xơ 7,8 %, tro 4,3%. Hạt còn chứa a, b – globulin, vitamin A1, B1, B2, phosphor, calcium, sắt.
Đơn thuốc chữa bệnh áp dụng với Đậu đỏ
Đậu đỏ với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người
- Chữa mẩn ngứa, tiểu đường, mụn nhọt: Đậu đỏ 30 g, bí đao 1kg. Đậu đỏ nấu trước với nước cho mềm, bí đao cho vào sau. Ăn cái, uống nước. Bổ khí huyết, kiện tỳ ích vị, tăng cường sức khỏe: Đậu đỏ 30 g, chim cút 2 con, gừng tươi 3 lát. Hầm mềm, nêm gia vị, ăn nóng.
- Trị thấp nhiệt sinh lỡ và sưng chân: Ðậu đỏ 20, Núc nắc, Ngưu tất, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Ðơn đỏ, đều 12 g, sắc lấy nước uống.
- Trị trẻ chậm biết nói 5 tuổi mà chưa nói được: Ðậu đỏ, tán nhỏ hòa với rượu bôi vào dưới lưỡi hàng ngày.
- Trị phù thũng, táo bón, da căng, khát nước: Ðậu đỏ 30g, Cỏ may (cả rễ) 30 g, Cà gai (cả quả chín đỏ to bằng hạt ngô) 30g, dây Bòng bong 30 g; các vị cắt nhỏ sao qua; đổ nước ngập thuốc, sắc lấy 250 ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Trị đơn độc, mụn nhọt mới phát, sưng nóng đỏ đau: Bột Ðậu đỏ sú với nước đắp, thay hàng ngày.
- Trị phù thũng, tiểu tiện không thông: Đậu đỏ 20g, hạt bo bo 30g, gạo tẻ 30 g. Đậu đỏ ngâm mềm nấu trước, rồi cho gạo tẻ, hạt bo bo vào nấu nhừ, thêm đường. Ngày ăn 2 lần. Thuốc thanh nhiệt, lợi thủy, tĩnh tâm, an thần: Đậu đỏ 20g, đảng sâm 8g, đương quy 8 g, tim lợn 1 quả, nấm hương vừa đủ. Tất cả hầm mềm, ăn cái, uống nước.
- Chữa viêm thận cấp tính: Đậu đỏ 50 g, cá chép 1 con, bí đao 1 kg, hành hoa. Chế biến thành món canh cá chép đậu đỏ rồi ăn cả nước lẫn cái. Ăn nóng, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 5-7 ngày. Không cần mổ đục thủy tinh thể, mắt thị lực 3/10 của tôi đã sáng rõ trở lại.
- Trị bệnh lậu đái buốt ra máu: Ðậu đỏ 30 g, sao qua tán nhỏ, chia uống mỗi lần 7g-8 g, với 1 củ hành nướng qua, nghiền với rượu.
- Chữa viêm tiểu cầu thận: Đậu đỏ 90 g, râu ngô 60g, táo đỏ 20g, thêm đường vừa đủ. Nấu nước uống trong ngày (thời gian điều trị từ 1 – 3 tháng).
Ngoài những bài thuốc chữa bệnh trên đây thì các giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM còn cho biết rằng Đậu đỏ còn có tác dụng kháng khuẩn, lợi tiểu, tiêu viêm, hạ cholesterol và chống ung thư.