Danh mục
Bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng Theo Đông y củ riềng có vị cay, tính ấm, có tác dụng điều trị bệnh về đường tiêu hóa, phong thấp, sốt rét...Sau đây là một số bài thuốc hữu ích từ củ riềng.
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng

Bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng

Theo Y học cổ truyền củ riềng có vị cay , tính ấm, có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh phong thấp, sốt rét, tiêu chảy,…Sau đây là một số bài thuốc hữu ích từ củ riềng.

Củ riềng thường mọc hoang ở Việt Nam
Củ riềng thường mọc hoang ở Việt Nam

Củ riềng là vị thuốc Đông Y

Củ riềng là thoại cây thảo sống lâu, thân nhỏ mọc thẳng cao từ 1m đến 1,5m, thường mọc hoang khắp nơi ở nước ta.

Theo Y học cổ truyền, củ riềng còn có tên khác là Cao lương khương, Phong khương có vị cay tính ấm, vào 2 kinh Tỳ và Vị. Đây là vị thuốc “Ôn trung tán hàn” (làm ấm bụng, chống lạnh), dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon hơn, chữa đau bụng đầy bụng, đau dạ dày,…

Một số bài thuốc y học cổ truyền dân gian trị bệnh từ củ riềng:

Chữa đau bụng nôn mửa: Củ riềng 8g, Táo 1 trái. Cho tất cả vào 300ml nước sắc lại còn 100ml là dùng được, mỗi ngày uống 2-3 lần.

Chữa tiêu chảy:

–        Củ riềng, Củ gấu, Gừng khô, Sa nhân, Trần bì: liều lượng bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 6g, uống 3 lần 1 ngày.

–        Củ riềng: 200g, Quế: 120g, Vỏ vối: 80g. Tán nhỏ, lấy 12g . Sắc uống.

–        Củ riềng 20g, Nụ sim 80g, Vỏ sộp cây ổi 60g, Dùng dưới dạng bột hoặc viên, mỗi lần dùng 5g, uống 3 lần 1 ngày

Chữa phong thấp, cước khí, buồn nôn: Củ riềng, Vỏ quýt, Hạt tía tô, lượng bằng nhau, tán nhỏ trộn với mật ong, mỗi lần dùng 5g ngày sử dụng 2 lần.

Củ riềng có tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh đường ruột
.
Củ riềng có tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh đường ruột

Chữa sốt rét, cảm sốt, ăn uống kém.

  • Củ Riềng tẩm dầu vừng sao 40g, Can khương nướng 40g. 2 vị tán nhỏ trộn với mật lợn (lợn phải là lợn sạch, không có nguồn gốc bị bệnh tai xanh) thành viên nhỏ như hạt ngô, ngày uống 15-20 viên.
  • Bột Củ riềng 1000g, bột Thường sơn 3000g, bột Gừng khô, bột Quế khô, bột Thảo quả, mỗi vị 2000g. Tất cả tán nhỏ, làm thành viên hạt ngô, mỗi ngày uống 20 viên trước bữa ăn.

Chữa đau tức nhói ở ngực tim, toát mồ hôi chân tay, lạnh, khó thở.

Củ riềng, ô dược (phải ngâm rửa rượu một đêm), Hồi hương, Thanh bì, các vị bằng nhau. Sao vàng, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g ngày 2 lần.

Chữa đau dạ dày

Củ riềng ngâm rửa với rượu 7 lần, sấy khô, tán nhỏ; Hương phụ rửa giấm 7 lần, sấy khô, tán nhỏ; 2 vị trộn đều, làm thành viên mỗi lần uống 5g khi có cơn đau dạ dày.

Chữa hắc lào

Củ riềng giã tán nhỏ 100g ngâm với cồn 900 (200ml), ngâm càng lâu càng tốt. Ngày bôi 3-4 lần. Hoặc Củ riềng giã tán nhỏ, trộn với Nhựa chuối, rắc ít vôi trộn thành thuốc để bôi.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.