Danh mục
Vị thuốc Đông y giải biểu cay ấm, thông kinh hoạt lạc Thuốc giải biểu cay ấm là những vị thuốc Đông y có vị cay và tính ấm, tác dụng phát tán phong hàn phát hãn (ra mồ hôi) giải biểu giảm đau, thông kinh hoạt lạc. Có thể bạn chưa biết tác dụng thần kì của hành lá với sức khỏe Tác dụng thải độc ...
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Vị thuốc Đông y giải biểu cay ấm, thông kinh hoạt lạc

Vị thuốc Đông y giải biểu cay ấm, thông kinh hoạt lạc

Thuốc giải biểu cay ấm là những vị thuốc Đông y có vị cay và tính ấm, tác dụng phát tán phong hàn phát hãn (ra mồ hôi) giải biểu giảm đau, thông kinh hoạt lạc.

Vị thuốc Đông y giải biểu cay ấm, thông kinh hoạt lạc

Vị thuốc Đông y giải biểu cay ấm, thông kinh hoạt lạc

Thuốc giải biểu cay ấm được dùng cho những bệnh nhân cảm mạo phong hàn, sốt cao, rét run, đau đầu, tắc mũi, đau nhức mình mẩy.

Quế chi

vị thuốc Đông y được lấy từ cành non phơi khô của một số loài quế Cinnamomun obtusufolium. Ví dụ quế quan-Cinnamomun zeylanicum Blum, quế Trung Quốc-Cinamomun casia Blum. Họ Long não-Lauraceae. Cây quế mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Yên Bái,…

Quế chi

Quế chi

Tính vị: Vị cay, ngọt, tính ấm

Quy kinh: Vào 3 kinh phế, tâm, bàng quang.

Công năng và chủ trị:

– Giải biểu tán hàn, dùng để chữa các bệnh cảm mạo phong hàn, biểu hiện sốt cao, có rét run, không có mồ hôi. Khi dùng có thể phối hợp với ma hoàng, trong bài ma hoàng thang: ma hoàng, quế chi, hạnh nhân, cam thảo; hoặc quế chi thang: quế chi, cam thảo, thược dược, sinh khương, đại táo (quế chi thang dùng khi cảm hàn đau cơ nhục thần kinh do lạnh).

– Làm ấm kinh thông mạch, dùng trong điều trị các bệnh phong hàn, thấp trệ dẫn đến đau nhức xương khớp; có thể phối hợp vói phòng phong, bạch chỉ.

– Hành huyết giảm đau: dùng trong các trường hợp bế kinh, ú huyết của phụ nữ; trường hợp thai chết lưu trong bụng phối hợp với xạ hương; đau bụng do lạnh phối hợp với hương phụ.

– Làm ấm thận hành thủy: dùng khi chức năng thận dương yếu, tiểu tiện bí tức, hen suyễn phới hợp vơi mộc thông, uy lin tiên.

Liều dùng: 4- 20g

Kiêng kỵ: những người có chứng thấp nhiệt, âm hư hảo vượng, đau bụng các chứng xuất huyết, phụ nữ có thai không được dùng.

Chú ý:

– Tác dụng dược lý: quế chi có khả năng kích thích tuyến mồ hôi bài tiết, giãn mạch, (chứng minh cho tính phát hãn, giải biểu của vị thuốc)

– Tác dụng giảm đau, giải co quắp (giải thích cho công năng thông dương khí, hành huyết, ấm kinh thông mạch). Ngoài ra quyế chi còn là vị thuốc Đông y có tác dụng cường tim, kích thích niêm mạc dạ dày, tăng nhu động dạ dày ruột.

– Tác dụng kháng khuẩn: quế chi ức chế hoạt động của một số vi khuẩn đường ruột như ly trực khuẩn, vi khuẩn hoắc loạn. Ức chế hoạt động của men và vi khuẩn sinh hơi, ức chế virus bệnh cúm. Những kết quả này phần nào giải thích tác dụng chữa đau bụng, chữa cảm của quế chi.

Ma hoàng

Dùng toàn cây, bỏ rễ và đốt của cây ma hoàng.

Ma hoàng

Ma hoàng

Tính vị: vị cay đắng, tính ấm.

Quy kinh: vào 2 kinh phế và bàng quang kinh kinh tâm, đại tràng.

Công năng chủ trị:

– Giải cảm hàn do khả năng phát hãn, hạ nhiệt của nó thường được dùng khi cảm gió, mưa lạnh, có thể bị sốt kèm theo rét run, đau đầu, nhức răng, ngạt mũi, phối hợp với quế chi, bạch chỉ,… Làm lưu thông khí phế, bình suyễn. Trường hợp  khí phế tắc, dẫn đến ho, suyễn như bị cảm hàn có kèm ho hoặc viêm khí quản mạn tính, hen phế quảnm ho gà, có thế phổi hợp với thuốc thanh nhiệt, hóa đờm. Bài ma hoàng thạch cao: ma hoàng 8g, thạch cao 4g, hạnh nhân 12g, cam thảo 4g. Trường hợp viêm khí quản cấp tínhm viêm phổi có sốt cao, ho, khó thở, miệng khát có thể áp dụng bài thuốc Y học cổ truyền:  ma hoàng 8g, hoàng cầm 12g, thạch cao 4g, cát cánh 12g, hạnh nhân 8g, bách bộ 8g, cam thảo 8g.

– Lợi niệu tiêu phù thũng, dùng đối với trường hợp phù mới mắc do viêm thận cấp tính: ma hoàng 8g, liên kiều 12g, đậu đỏ 20, tạng bạch bì 12h, hạnh nhân 12g, cam thảo 4g, sinh khương 8g, đạo táo 3 quả.

Liều dùng: 4-12g.

Kiêng kỵ: những người biểu hư, nhiều mồ hôi, phế hư có sốt cao (ho lao) cao huyết áp, không nên dùng.

Chú ý:

– Rễ ma hoàng vị ngọt, tình bình không độc, có tác dụng chỉ hãn (ngừng ra mồ hôi), có thể phối hợp với các thuốc cố sáp, bổ tỳ để chữa bệnh vã mồ hôi, đặc biệt của phụ nữ sau khi sinh đẻ. Ngoài ra rễ ma hoàng còn có tác dụng hạ huyết áp. Nếu đem ma hoàng trích mật ong thì sức phát hãn giảm đi, dùng tốt cho trường hợp hen phế quản.

– Tác dụng dược lý: về mặt nghiên cứu của ma hoàng rất phong phú. Chỉ giới thiệu một số liên quan đên mặt sử dụng của Y học cổ truyền.

Tinh dầu trong ma hoàng, chất α-terpineol tác dụng làm ra mồ hôi, hạ nhiệt. Chất epherdrin có tác dụng làm ra mồ hôi ở cơ địa sốt cao (giải thích tính phát hãn giải cảm, hạ nhiệt của vị thuốc). Chất L-epherdrin chiếm  tới 85% trong ma hoàng có tác dụng làm giãn cơ, trơn khí quản với nồng độ rất thâos 1: 5.10-6 (giải thích tác dụng chữa hen, bình suyễn của mà hoàng). Cũng cần chú ý rằng ở nồng độ 1: 10-4, nó gây co thắt khí quản. Các thành phần khác như epherdrin còn có tác dụng làm tim đập nhanh, tăng huyết áp, hưng phấn thần kinh trung ương hoặc tủy sống.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

20220829_hoang-ky-1

Vị thuốc đông y hoàng kỳ giúp phục hồi sức khỏe sau tai biến

Trong Đông y, hoàng kỳ được xếp vào loại thuốc "Bổ khí", là một trong số những vị thuốc được sử dụng với tần suất rất cao trong các đơn thuốc bổ giúp phục hồi sức khỏe