Theo các chuyên gia Đông y, ăn rau gia vị là biện pháp thải độc căn bản nhất mà lâu nay nhiều người vẫn chưa tận dụng được để tăng cường sức khỏe cho bản thân.
- Công dụng của cây Lười ươi trong các bài thuốc chữa bệnh thần kỳ
- Khám phá công dụng chữa bệnh từ cây Ô mai
- Quả la hán: Vị thuốc Đông y có nhiều công dụng đối với sức khỏe
Ăn nhiều rau gia vị tốt cho quá trình thải độc của cơ thể
Vấn nạn thực phẩm thiếu an toàn hiện nay khiến cho nhiều người thường xuyên phải tìm các biện pháp thải độc ra khỏi cơ thể để tránh nhiễm độc nội tạng. Tuy nhiên trong thực tế không có một phương thuốc nào có thể thải độc triệt để như bản thân mong muốn, bản thân mỗi người phải tìm ra giải pháp ăn uống hớp lý và kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
Ăn rau gia vị là thói quen tốt giúp thải bỏ độc tố
Như chúng ta đều biết, khi ăn một bữa hải sản có tính lạnh, nếu chúng ta không ăn cùng những gia vị nóng như gừng hay các loại rau gia vị, thì khả năng bị lạnh bụng, đau bụng hoặc các trạng thái khó chịu sẽ xảy ra. Trong quá trình nấu nướng, hầu như các loại gia vị đều quyết định không chỉ hương vị của món ăn, mà còn giúp món ăn trở nên cân bằng âm dương hơn.
Theo các giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền, thói quen ăn rau gia vị kèm theo trong các bữa ăn sẽ giúp cơ thể thải bỏ độc tố, tự điều hòa và cân bằng.
Nghiên cứu của Đông y cũng chỉ ra rằng, mỗi loại rau gia vị đều được xem như một loại dược liệu, có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, vì vậy mỗi người cần ăn hàng ngày. Ngoài ra mỗi nhà nên trồng thêm một ít rau gia vị ở góc vườn trong nhà hoặc trong các chậu, thùng xốp đặt trên ban công, điều này cũng đồng nghĩa với bạn đang sở hữu một tủ thuốc trong nhà.
Trồng rau gia vị trong thùng xốp trên ban công
Công hiệu giải độc cực phẩm của lá tía tô
Giảm độc khi ăn tôm cua
Tía tô là loại rau gia vị, đồng thời cũng được xem là một loại cây dược liệu, có tính cay ốm, tác dụng giải độc, loại bỏ độc tố trong tôm cua, hạn chế ngộ độc khi ăn tôm cua.
Nhiều người hễ ăn tôm cua là dễ sinh ra đau bụng, tiêu chảy, khó chịu khi ăn hải sản thì nên ăn thêm lá tía tô, kết hợp với gừng sẽ phòng ngừa được triệu chứng này.Khi chế biến món cua hấp, có thể hấp cùng một nắm lá tía tô sẽ giúp cho món ăn đậm đà hơn và giúp cho món ăn không gây lạnh.
Giảm phong hàn cảm lạnh
Lá tía tô có tác dụng cao trong việc giải trừ cảm lạnh. Những người chẳng may mắc phải cảm lạnh (sốt, đau đầu, sợ lạnh nhưng không toát mồ hôi), khi tình trạng bệnh đang ở mức nhẹ thì uống ngay một cốc trà tía tô nóng ấm có thể giải quyết được tình trạng bệnh. Nếu kết hợp với một lượng thích hợp lá kinh giới và liên kiều thì hiệu quả càng tốt hơn.
Lá tía tô là một trong những loại rau gia vị có công hiệu vô cùng tốt trong thải độc
Điều hòa dạ dày, giảm nôn ói
Theo Đông y, lá tía tô có tác dụng làm thông thoáng lá lách và giảm tình trạng trì trệ của dạ dày, giảm tình trạng đau tức ngực, triệu chứng buồn nôn. Người có thể trạng lạnh, có thể kết hợp với lá hoắc hương để tăng thêm tác dụng.
Người có thể trạng nóng, có thể kết hợp với lá hoàng liên. Lá tía tô còn có thể giúp làm giảm các triệu chứng nôn, có thể ăn cùng với trần bì, sa nhân để tăng cường hiệu quả, giúp phụ nữ mang thai bị nôn ói giảm triệu chứng bệnh nhanh hơn.
Giữ tâm trạng bình tĩnh, giảm áp lực
Những người đã ăn tía tô đều biết rằng đây là loại gia vị có mùi đặc trưng. Vì hương này chính là vì tía tô có chứa chất aldehyde perilla, có tác dụng an thần.
Khi bạn cảm thấy áp lực, mệt mỏi về thể chất và tinh thần, có thể dùng lá tía tô pha trà uống, không chỉ ngăn ngừa cảm lạnh mà còn cảm thấy thư giãn, dịu nhẹ tinh thần và thể chất, giảm các áp lực, căng thẳng.
Bài thuốc dân gian hay áp dụng với lá tía tô
Nguyên liệu: Dùng 3-5 lá tía tô, một chút đường trắng vừa đủ.
Cách làm: Rửa sạch lá tía tô cho vào cốc, rót nước và cho đường vào để uống.
Đây là bài thuốc dân gian có tác dụng tăng cường sức khỏe cho dạ dày, giải độc, giải cảm. Dùng tốt hơn trong điều kiện thời tiết nóng nực. Nước lá tía tô có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt, phòng ngừa cảm mạo.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com