Danh mục
Y sĩ Y học cổ truyền nói về cạo gió – đánh cảm Cạo gió và đánh cảm là phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền đã được lưu truyền trong dân gian rất lâu đời. Nhưng cạo gió và đánh cảm có những tác dụng thế nào là điều mà không phải ai cũng biết. Đánh cảm, cạo gió trong Y học cổ truyền Trong ...
Trang chủ > Y Sĩ Y Học Cổ Truyền > Y sĩ Y học cổ truyền nói về cạo gió – đánh cảm

Y sĩ Y học cổ truyền nói về cạo gió – đánh cảm

Cạo gió và đánh cảm là phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền đã được lưu truyền trong dân gian rất lâu đời. Nhưng cạo gió và đánh cảm có những tác dụng thế nào là điều mà không phải ai cũng biết.

danh-cam-cao-gio-trong-y-co-truyen

Đánh cảm, cạo gió trong Y học cổ truyền

Trong dân gian đã lưu truyền rất nhiều những phương pháp chữa bệnh độc đáo như nồi xông, chảo giải cảm, đánh cảm, cạo gió. Mặc dù hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào có thể đánh giá hiệu quả của đánh cảm, cạo gió nhưng bằng chính thực tiễn phương pháp chữa bệnh này vẫn tồn tại và đã mang không ít hiệu quả đích thực cho người bệnh. Có thể thấy rằng phương pháp chữa bệnh Y học cổ truyền này rất hiệu quả, an toàn, dễ thực hiện mà lại rất rẻ tiền.

Cạo gió, đánh cảm là một phương pháp điều trị của Đông y?

Cạo gió, đánh cảm là một trong 6 phương pháp điều trị cổ xưa của Đông y hay còn gọi là “biếm pháp”. 6 phương pháp điều trị của Đông y cổ xưa đó là: biếm, châm, cứu, thuốc, xoa bóp và dưỡng sinh.

Trong đó, “biếm pháp” là phương pháp thường được sử dụng rộng rãi nhất trong dân gian và được phân chia ra thành các phương pháp như: cạo gió, đánh cảm, bầu giác, chích lễ.

danh-cam-cao-gio

Đánh cảm, cạo gió trong Y học cổ truyền

Tác dụng của đánh cảm, cạo gió?

Về mặt y học thì đánh cảm, cạo gió có những tác dụng như sau:

  • Đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết: thúc đẩy sự trao đổi chất, tăng cường lưu thông tuần hoàn ngoại vi…
  • Giãn cơ, thông lạc, loại bỏ mệt mỏi.
  • Cân bằng âm dương cho cơ thể.

Đánh cảm, cạo gió nên sử dụng khi nào?

Đánh cảm, cạo gió không phải lúc nào cũng có thể sử dụng được. Y sĩ Y học cổ truyền hướng dẫn trường hợp nào có thể đánh cảm, cạo gió:

  • Khi bị cảm nắng, cảm nóng: sốt, sợ gió, đầu nặng, đau họng, miệng khô rát, ra mồ hôi, ho có đờm, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, khám thấy họng đỏ..
  • Khi bị cảm lạnh: hắt hơi, sổ mũi, tịt mũi, đau đầu, ớn lạnh dọc sống lưng, người gai gai sốt, khó chịu, sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng mỏng…
  • Khi có các triệu chứng: đau cục bộ lưng, đau vai gáy hoặc các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi khó chịu, sốt..

cao-gio-bang-gung

Đánh gió bằng Gừng tươi

Đánh cảm, cạo gió bằng phương pháp nào?

Y sĩ Y học cổ truyền hướng dẫn những phương pháp đánh cảm, cạo gió:

  • Đánh cảm bằng trứng gà, đồng bạc.
  • Đánh cảm bằng gừng.
  • Đánh cảm bằng cám rang với lá ngải cứu, cúc tần.
  • Cạo gió bằng đồng bạc, thìa bạc, dụng cụ bằng sừng trâu… kết hợp với các loại dầu gió.

Những nguyên tắc trong lúc đánh cảm, cạo gió.

Đánh cảm, cạo gió là một phương pháp chữa bệnh rất dễ làm, tuy nhiên cũng cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây để tránh gây phản tác dụng:

  • Xác định chính xác người bệnh bị nhiễm loại cảm nào: cảm nóng, cảm lạnh, cảm nắng, cảm gió… để tìm cách đánh cảm, cạo gió phù hợp.
  • Đánh cảm phải từ trên xuống dưới: đỉnh đầu, mặt, ngực, bụng, cơ quan sinh dục, lưng, mông, chân tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân.. Tuyệt đối không đánh cảm theo chiều ngược lại.
  • Chỉ đánh cảm theo 2 bên cột sống lưng, tuyệt đối không đánh cảm thẳng vào cột sống lưng.
  • Không được cạo gió trực tiếp trên các vùng da bị tổn thương hoặc viêm nhiễm cục bộ.
  • Nhiệt độ cần phải được duy trì vừa đủ để làm nóng các loại lá, trứng… trong khi đánh cảm.
  • Khi bị cảm nóng thì tuyệt đối không được sử dụng rượu gừng, dầu nóng.
  • Khi bị cảm lạnh thì tuyệt đối không dùng nước mát, dầu trắng ( loại dầu không nóng dùng làm mát cơ thể ) vì sẽ làm cơ thể càng bị lạnh thêm.

luu-y-khi-danh-cam-cao-gio

Những lưu ý khi đánh cảm, cạo gió trong Y học cổ truyền

Những trường hợp không được đánh cảm, cạo gió?

Những trường hợp sau đây mà các Y sĩ Y học cổ truyền chống chỉ định đánh cảm, cạo gió:

  • Trẻ em.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp.
  • Người mắc các bệnh về máu: bệnh bạch cầu, giảm tiểu cầu.
  • Người mắc bệnh suy tim, xơ gan, phù nề.

Lưu ý trong và sau khi đánh cảm, cạo gió.

  • Chọn nơi kín gió, để người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân được thư giãn.
  • Phải sát trùng dụng cụ cạo gió.
  • Sau khi đánh cảm, cạo gió tuyệt đối tránh ra gió, phải mặc đồ kín, ấm hoặc đắp một tấm chăn mỏng để cơ thể ra mồ hôi. Có thể uống 1 ly nước ấm và nghỉ ngơi từ 15 – 20 phút.
  • Trong vòng 30 phút sau khi đánh cảm, cạo gió tuyệt đối không tắm, rửa bằng nước lạnh.

Đánh cảm, cạo gió là một phương pháp trị liệu đơn giản, nhưng vẫn cần phải có sự khám xét và chỉ định cụ thể của các Y sĩ Y học cổ truyền.

hoc-trung-cap-y-hoc-co-truyen

Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền năm 2016

Nếu yêu thích Y học cổ truyền, có mơ ước trở thành một vị Lương Y hãy liên hệ Khoa YHCT Trường Trung cấp Y khoa Pasteur để đăng ký học Trung cấp Y học cổ truyền.

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.629609.8259.8259

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyen

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

Có thể bạn quan tâm

Skype_Picture_2021_10_11T02_01_01_799Z

Học Đông Y ở đâu tốt và những điều cần biết về Y học cổ truyền?

Học Đông Y hay còn gọi là y học cổ truyền đang là một xu hướng được nhiều người lựa chọn để trở thành thầy thuốc. Tuy nhiên học ở đâu để có thể trở danh y thì cần tìm một ngôi Trường đào tạo uy tín để học tập và trau dồi nghề y nhé.