Danh mục
Cây Thuốc dòi – Vị thuốc nhiều công dụng chữa bệnh hay Cây thuốc dòi hay còn gọi là cây Bọ mắm, được người dân Việt dùng để tiêu diệt dòi bọ trong mắm. Và còn được dùng nấu nước uống để thanh nhiệt mát trong người. Ngoài tác dụng để nấu nước mát, tiêu diệt dòi trong mắm nó còn dùng trong Đông y, có tác ...
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Cây Thuốc dòi – Vị thuốc nhiều công dụng chữa bệnh hay

Cây Thuốc dòi – Vị thuốc nhiều công dụng chữa bệnh hay

Cây thuốc dòi hay còn gọi là cây Bọ mắm, được người dân Việt dùng để tiêu diệt dòi bọ trong mắm. Và còn được dùng nấu nước uống để thanh nhiệt mát trong người.

Ngoài tác dụng để nấu nước mát, tiêu diệt dòi trong mắm nó còn dùng trong Đông y, có tác dụng chỉ khái, tiêu viêm và tiêu đờm nên được dùng để chữa chứng ho lâu ngày, ho có đờm, ho khan và ho do lao phổi. Ngoài ra, nó còn chữa trị HP dạ dày và viêm đường tiết niệu…

Chúng ta hãy cùng Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu để biết thêm về vị thuốc này trong bài viết dưới đây nhé.

1.Đặc điểm chung cây thuốc dòi

Tên gọi khác:   Bọ mắm, thuốc Giòi, Đại kích biển…

Tên khoa học:  Pouzolzia zeylanica (L.) Benn., họ Tầm gai (Urticaceae).

  • Mô tả thực vật:

Là cây thân thảo nhỏ, sống thành bụi. cao khoảng 15 – 20cm.

Thân có màu tím, lá tím, thân có lông và chia thành nhiều nhánh, cành ngắn mềm.

Lá cây thuốc dòi mọc so le, hiếm khi đối xứng . Lá dài 4 – 10cm, rộng 1,4 – 2,5cm, có lá kèm, hình mác, hẹp. Gân lá và 2 mặt đều có lông cứng, Có 3 gân lá nổi rõ, xuất phát từ cuống. Cuống lá có lông trắng dài 5mm

Hoa mọc thành xim co và chùm ở kẽ lá, hoa có cả hoa đực và hoa cái. Hoa nở quanh năm

Quả màu trắng, sáng, màu vàng tối, hình trứng, có khía dọc thân quả

Cây ra hoa tháng 7 – 8, có quả tháng 8 – 10.

Cây thuốc dòi – Bọ mắm

  • Phân bố

Là loài cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, cây Thuốc dòi thường mọc hoang lẫn với các cây khác trong vườn, ven đường đi, trong nương rẫy. Cây phát triển tốt ở nhiều quốc gia nhiệt đới như Việt Nam, Philipin, Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Thái Lan, …

Ở nước ta, cây đương mọc hoang và phân bố rộng khắp các vùng đồng bằng, trung du, vùng núi.

2.Bộ phận sử dụng, Cách thu hái, chế biến và bảo quản:

Bộ phận dùng: Toàn bộ cây

Thu hái:   Cây có thể thu hái quanh năm, tốt nhất nên hái vào tháng 5-8.

Chế biến: Dược liệu có thể dùng khô hoặc tươi hoặc rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng dần.

Bảo quản: Dược liệu khô nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp, mốc meo, mối mọt…

3.Một số tác dụng dược lý của cây thuốc dòi

Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn trên cả vi khuẩn gram (-) và (+) như: Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Pseudomonas aeruginosa,Staphylococcus aureus, E. coli, Shigella và Salmonella typhi dysentariae. Đặc biệt kháng khuẩn tốt với E. coli và Staphylococcus aureus nhạy cảm nhất với dịch chiết này.

– Tác dụng của cây thuốc dòi kháng viêm

Cây Dược liệu được trường đại học Dược Quảng Đông nghiên cứu trên chuột bị loét da do Staphylococcus aureus, thấy có khả năng giảm sưng, làm lành vết loét nhờ làm giảm interleukin-1.

Tác dụng tăng cường miễn dịch

Khi sử dụng cao chiết từ các dược liệu phối hợp: cây thuốc dòi, Dây cóc, Hoàng liên ô rô, Gừng thấy có tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào, tăng cường miễn dịch không đặc hiệu,

– Tác dụng hạ đường huyết

Nghiên cứu cho thấy thành phần trong dịch chiết cây thuốc có tiềm năng trong việc giảm mức đường huyết, và ít nhiều có khả năng duy trì mức đường huyết ổn định dài sau khi ngưng chữa trị.

Thuốc dòi dùng chữa ho lâu ngày

4.Công dụng của cây thuốc dòi

Theo y học cổ truyền: Vị thuốc của cây có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng chữa trị ho, tiêu đờm, lợi tiểu, tiêu viêm. Thường được dùng để chữa:

– Điều trị các vấn đề về hô hấp, tai mũi họng: ho, ho lâu ngày, ho có đờm, viêm mũi, đau họng…

Thanh nhiệt giải độc, Nóng sốt khát nước; trị mụn nhọt, vết bỏng.

– Chữa trị các trường hợp thông tắc tia sữa, bị viêm sưng vú.

– Ngoài ra, vị thuốc này còn có tác dụng tiêu vết bầm, thông tiểu cũng rất tốt.

– Chữa trị răng đau sâu răng bằng cách giã nát lá nhét vào chỗ sâu đau, tiêu sưng.

5.Một số bài thuốc từ cây thuốc dòi

1.Chữa trị ho đau họng:

Cây thuốc dòi khô 10-20g đem sắc với nước uống hàng ngày, đến khi triệu chứng thuyên giảm.

2.Chữa trị ho lao phổi:

Bài 1: Dùng nhựa cây thuốc này chưng cách thuỷ cùng mật ong,

Rồi chắt lấy nước uống ngày 2 – 3 lần. Uống đều đặn, bệnh sẽ cải thiện rất tốt.

Bài 2: Dùng khoảng 40g – 50g cây thuốc dòi đã sấy khô, nước lạnh 1ml và 1 – 2 thìa cà phê mật ong.

Cách thực hiện:

Dược liệu khô rửa sạch rồi cho vào nồi đất, thêm nước lạnh và đun sôi , cô đến khi thuốc có dạng cao đặc.

Cho thêm 1-2 thìa mật ong vào cao đặc, khi nguội thì cho vào bình thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh.

Khi dùng: uống 10ml cao đặc 2- 3 lần/ ngày.

Chú ý : cần nấu vừa đủ dùng không nên một lần nhiều quá bởi để quá lâu thuốc có thể suy giảm dược tính.

3.Cây thuốc giúp thanh nhiệt thải độc:

Dùng 10 – 20g cây thuốc nấu lấy nước uống.

Nên phối hợp cùng bông mã đề, râu ngô hay bạch mao căn để có hiệu quả tốt hơn.

4.Chữa trị viêm sưng vú, mụn nhọt:

Dùng cây thuốc dòi giã nát đắp trực tiếp lên vùng điều trị, thực hiện hằng ngày sẽ giảm rất nhanh viêm sưng

5.Chữa trị rong kinh

Lấy 30 g dược liệu này khô cho vào sắc cùng với 500ml nước.

uống trong ngày, chia làm 2 lần uống/ngày. Uống liên tiếp như vậy trong 1 tuần sẽ hết bệnh

6.Chữa trị tiểu buốt, tắc sữa

Lấy 40 g lá cây thuốc dòi đem sắc cùng với 500ml nước

Uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể chứng tiểu buốt, tắc sữa hiệu quả.

7.Chữa trị sâu rang

Lá cây thuốc dòi một nắm rửa sạch, cho vào miệng nhai trực tiếp.

Làm như vậy mỗi ngày 5 lần, nhai trong vài ngày sẽ tác dụng rất tốt.

Hoặc: Chữa trị răng đau sâu răng bằng cách giã nát lá nhét vào chỗ sâu đau, tiêu sưng.

8.Tác dụng để chữa trị HP dạ dày

Thực hiện 3 bước sau:

Bước 1: Thu về cây thuốc dòi tươi vệ sinh rửa sạch sau thu hái

Bước 2: Rửa sạch, cắt nhỏ cây thuốc dòi để thuận tiện việc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố

Bước 3: Xay nhuyễn thuốc tươi cùng với nước lọc và vắt lấy nước.

Dùng100g Cây thuốc dòi  tươi đã cắt nhỏ vào máy xay sinh tố, thêm 250ml nước lọc vào và xay nhuyễn. Rồi cho vào túi vải để vắt lấy nước. Vì thuốc có tính nhớt nên cần dùng túi vải mỏng, thưa để dễ vắt.

Có thể uống ngay sau khi vắt,lấy nước hoặc để dễ uống cho thêm tí muối vào.

uống vào sẽ không lạnh bụng – đau bụng, thuốc kích thích ăn ngon.

Mùi vị không có gì đặc biệt, rất dễ uống so với nhiều loại lá tươi khác.

Ưu điểm: Thuốc có dược tính mạnh, diệt vi khuẩn Hp dạ dày mau chóng

Nhược điểm:  đối với những người quá nhạy cảm với mùi lá tươi thì hơi khó uống.

Cây thuốc dòi Xay nhuyễn rồi dùng khăn lọc lấy nước!

6.Lưu ý khi dùng cây thuốc dòi

– Cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa, không nên tự ý sử dụng dược liệu.

– Không nên quá lạm dụng thuốc với mục đích giải nhiệt lợi tiểu, vì có thể dẫn đến tình trạng mất nước, rối loạn điện giải.

– Phụ nữ mang thai không nên dùng cho vì có thể gây sảy thai.

– Với bệnh nhân bị huyết áp, tiểu đường cần phải thận trọng.

– Trước khi dùng phải làm sạch dược liệu

– Nếu dùng cây thuốc để trị HP dạ dày thì nên xét nghiệm vi khuẩn HP để xác định mức bệnh, sau khi dùng trong vòng 30 ngày cần xét nghiệm lại HP để so sánh kết quả, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu từ cây thuốc Dòi này

Qua bài viết trên, Giảng viên trường Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã cho biết công dụng tuyệt vời từ cây thuốc dòi. Nó là cây thuốc quen thuộc và dễ sử dụng, lại dễ trồng quanh nhà. Nếu dùng lâu dài để chữa bệnh, cần có sự thăm khám tư vấn từ thầy thuốc. Không nên tự ý dùng để tránh những hậu quả không mong muốn có thể đưa đến nhé./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Xem thêm: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

canh-kien-trang.2 (1)

Cánh kiến trắng vị thuốc đông y hiệu quả

Cánh kiến trắng là vị thuốc thường được sử dụng chủ trị các chứng bụng chướng do ác khí, di tinh, lưng đau, tai ù, sát trùng, trị ho