Danh mục
Đông y hướng dẫn cách dùng dược thiện từ cá diếc Cá diếc vốn là món ăn dân giã và được đông y đưa vào sử dụng để làm các món ăn bài thuốc rất tốt cho sức khỏe. Vậy cách chế biến và ăn dược thiện từ cá diếc như thế nào cho đúng? Tìm hiểu về bài thuốc Nam hạ huyết áp, tiêu viêm ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Đông y hướng dẫn cách dùng dược thiện từ cá diếc

Đông y hướng dẫn cách dùng dược thiện từ cá diếc

Cá diếc vốn là món ăn dân giã và được đông y đưa vào sử dụng để làm các món ăn bài thuốc rất tốt cho sức khỏe. Vậy cách chế biến và ăn dược thiện từ cá diếc như thế nào cho đúng?

Dược thiện bổ dưỡng từ cá diếc

Dược thiện bổ dưỡng từ cá diếc

Khi nói đến cá diếc, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, cá diếc còn có tên gọi là Carassin auratus L., họ cá chép (Cyprinidae). Cá diếc rất giàu dinh dưỡng: thịt cá chứa 17,6% protid, 1,8% lipid, 70mg% Ca, 152mg% P, 0,8mg% sắt và vitamin B1, acid nicotinic…

Do đó loại cá này là thực phẩm lý tưởng được đông y sử dụng làm nhiều món ăn bài thuốc khác nhau. Cá diếc vị ngọt, tính bình vào tỳ, vị và đại tràng. Mật cá có vị đắng, tính lạnh. Cá diếc tác dụng kiện tỳ, hành thủy lợi thấp, khai vị, hạ khí, thông nhũ, thanh nhiệt giải độc. Dùng tốt cho người bị suy nhược, mỏi mệt ăn kém, tiêu chảy, kiết lỵ, phù, đại tiểu tiện xuất huyết.

Dược thiện từ cá diếc theo đông y

Khi có các vấn đề về sức khỏe, bạn có thể làm theo các bài thuốc y học cổ truyền sau đây.

  • Bột cá diếc: cá diếc sấy khô 100g, gừng khô 60g, bán hạ chế 60g. Tất cả nghiền thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g, uống với nước ấm. Chữa viêm phế quản mạn tính.
  • Cá diếc nướng: cá diếc 1 con khoảng 250g, làm sạch bỏ ruột, để nguyên vẩy, gỡ bỏ mang, cho một lượng phèn chua bằng hạt lạc đã đập vụn vào bụng cá, đem cá nướng chín. Ăn với dấm mắm gia vị. Dùng tốt cho người bị hội chứng lỵ, đại tiện nhiều lần trong ngày.

Các diếc rất giàu chất dinh dưỡng

Các diếc rất giàu chất dinh dưỡng

  • Cá diếc nướng tẩm trà: cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, để nguyên vẩy, gỡ bỏ mang. Cho lá chè non vào bụng cá, bọc giấy nướng chín. Ăn khi đói, ngày 1-2 lần, dùng trong vài ngày. Tốt cho người bệnh đái tháo đường, tiêu khát, uống nhiều nước.
  • Cá diếc hầm sa nhân cam thảo: cá diếc 1 con, sa nhân 8g, cam thảo 4g. Cá làm sạch bỏ ruột, để nguyên vảy, gỡ bỏ mang; sa nhân, cam thảo giã vụn cho vào bụng cá; cho vào nồi, đổ nước hầm nhừ. Không cho ớt, muối mắm, có thể cho các gia vị khác. Ăn liên tục đợt 3 tuần. Dùng tốt cho bệnh nhân phù thũng toàn thân.
  • Cá diếc hầm chân giò: cá diếc 200g, móng giò lợn 1 cái, thông thảo 10g. Cho tất cả vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ, bỏ bã thông thảo. Món này rất tốt cho sản phụ sau đẻ ít sữa, tắc sữa.
  • Cá diếc hầm đậu đỏ: cá diếc 200g, xích tiểu đậu 100g. Cá diếc làm sạch bỏ ruột, để nguyên vảy, gỡ bỏ mang cho vào nồi cùng xích tiểu đậu, nước, hầm nhừ, thêm gia vị nhưng hạn chế muối. Món này rất tốt cho người bị phù nề tay chân (cước khí), phụ nữ có mang phù nề; tác dụng an thai.
  • Canh cá diếc sa nhân: cá diếc to 2 con, sa nhân 4g, trần bì 3g. Cá làm sạch bỏ ruột để cho ráo nước; sa nhân và trần bì tán bột, thêm lá lốt, ớt, gừng, hành, tỏi, bột tiêu, liều lượng thích hợp trộn đều cùng với muối cho trong bụng cá. Dùng dầu thực vật chiên cá cho chín vàng, gắp ra để ráo dầu. Cho gừng hành vào chảo đã rán cá, thêm nước dùng và gia vị, thả cá vào đun sôi đều. Ăn trong các bữa ăn. Dùng tốt cho người tỳ vị hư nhược, đầy trướng bụng, ăn kém hoặc đau quặn bụng, tiêu chảy.

Dược thiện từ cá diếc vốn rất đơn giản và dễ làm, vì thế bạn có thể áp dụng theo để nhằm cải thiện được tình trạng sức khỏe.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

24214

Các phương thuốc đông y trị chứng nhiệt miệng hiệu quả

Áp dụng điều trị nhiệt miệng bằng các bài thuốc đông y có tác dụng giảm đau và làm rút ngắn thời gian điều trị, giúp nhiệt miệng nhanh khỏi mà lại rất an toàn.