Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn cây gai tầm xoọng có những tên gọi khác là độc lực, quýt gai, quýt rừng, cam trời, chúng thuộc họ Rutaceae. Cây bụi nhỏ, lá mọc so le, thân có gai dài, lá dày cứng có tinh dầu, hoa màu trắng, quả tròn khi chín có màu đen.
Toàn cây có tinh dầu thơm mùi quýt. Quả xanh chứa chất nhầy. Các bộ phận khác có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, không độc.
Ở nông thôn mỗi khi luộc ốc, người ta dùng gai của cây này để khêu ruột ốc. Vì loại gai này dài sắc và có độ cứng thích hợp. Toàn cây được dùng làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, gai tầm xoọng là vị thuốc chữa phong thấp. Dùng toàn cây thái nhỏ sao vàng hạ thổ sắc uống. Kết quả rất tốt cho nên đã được truyền cho nhau, nó trở thành phương thuốc quý trong dân gian. Ngoài công dụng đó ra, gai tầm xoọng còn có tác dụng chữa ho, chữa rắn cắn, chữa sâu răng, làm tan được huyết bầm huyết ứ, thông hoạt kinh lạc, trừ tà, giảm đau nhức…
Theo kinh nghiệm cây này dùng tươi tốt hơn dùng khô. Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Điều trị phong tê thấp thì kết hợp với tục đoạn, thổ phục linh, ngải diệp. Điều trị ho đau họng, kết hợp với cát cánh, trần bì, tang diệp. Chống viêm tiêu ứ thì kết hợp với bồ công anh, hồng hoa, tô mộc…
Một số ứng dụng của cây Tầm Xoong trên lâm sàng:
Các khớp sưng đau, đi lại khó khăn, toàn thân mệt mỏi: gai tầm xoọng 25g sao vàng hạ thổ, sắc uống. Hoặc gai tầm xoọng 16g, thổ phục linh 16g, tục đoạn 12g, ngải diệp 12g, đương quy 12g, kê huyết đằng 12g, thiên niên kiện 10g, quế 6g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần/ngày.
Theo giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cần gia giảm tùy theo chứng trạng thực tế của người bệnh:
– Đau lâu ngày, cơ thể gầy yếu da xanh, gia đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 12g.
– Đau ngực khó thở, gia hắc táo nhân 16g, lạc tiên 16g, hạt muồng (sao) 16g.
– Ăn uống kém, tiêu hóa trì trệ, gia bạch truật 12g, trần bì 12g, biển đậu 16g.
Đau vai cổ, một bên cánh tay khó cử động: gai tầm xoọng sao vàng hạ thổ 20g, nam tục đoạn 20g, tang chi 12g, rễ cúc tần 12g, kinh giới 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Có thể kết hợp với bài thuốc chườm: ngải diệp 50g, rễ lá lốt 15g. Hai thứ sao rượu, gói vào miếng vải, chườm tại chỗ. Khi thuốc nguội, sao lại và chườm tiếp.
Khớp gối đau nhức, có biểu hiện xơ cứng, hạn chế vận động: gai tầm xoọng sao vàng hạ thổ 20g, cát căn 16g, huyết đằng 12g, đương quy 12g, tục đoạn 12g, phòng phong 12g, tế tân 10g, quế 10g, đơn hoa 12g, chích thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Công dụng: trừ thấp giảm đau, thông kinh hoạt lạc. Nếu bệnh nhân là người cao tuổi, ít ngủ, gia hắc táo nhân 16g, hạt muồng (sao) 12g, bạch linh 12g.
Ho hen, khó thở, đau họng mắc đờm: gai tầm xoọng (sao vàng hạ thổ) 16g, cát cánh 12g, trần bì 12g, mạch môn 12g, đại táo 6 quả, tang bạch bì 16g, hoàng kỳ 12g, mơ muối 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Kiêng cua ốc, cá tươi, thịt gà.
Ho kéo dài do biến chứng của cảm cúm: gai tầm xoọng 16g, tế tân 12g, kinh giới 12g, mạch môn 16g, cát cánh 12g, bách bộ 12g, trần bì 12g, thục địa 12g, huyền sâm 10g, xa tiền thảo 16g, rau má 20g, lá xương sông 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trẻ em ho gà: gai tầm xoọng (dùng lá) 6g, cát cánh 6g, lá tía tô 6g , trần bì 6g, hoa đu đủ đực 6g, tang bạch bì 6g. Đổ nước 300ml, sắc lấy 100ml, chia 3 – 4 lần cho trẻ uống trong ngày.
Ho khan do phế nhiệt: gai tầm 16g, tang diệp 20g, xa tiền thảo 20g, lá xương sông 20g, thiên môn 12g, lá đinh lăng 20g, rau má 24g, bạch linh 10g, mơ muối 12g. Ngày người bệnh ngày sử dụng 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Phụ nữ bị bế kinh: đau bụng dữ dội, bụng dưới căng đầy, da mặt nóng nổi mụn: gai tầm xoọng (sao vàng hạ thổ) 24g, ích mẫu 16g, đương quy 12g, tô mộc 16g, trạch lan 16g, đan sâm 16g, kê huyết đằng 12g, hương phụ 12g, quế 8g. Theo Y sĩ Y học cổ truyền ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Uống nóng.