Danh mục
Tìm hiểu những tác dụng của sa nhân Sa nhân có tác dụng kích thích tiêu hóa, dùng làm gia vị và chế rượu, được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta. Bệnh viêm tiểu phế quản và cách phòng tránh Bệnh nhân sốt xuất huyết cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? Khám phá công dụng ...
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Tìm hiểu những tác dụng của sa nhân

Tìm hiểu những tác dụng của sa nhân

Sa nhân có tác dụng kích thích tiêu hóa, dùng làm gia vị và chế rượu, được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta.

tác dụng của sa nhân

Tác dụng của sa nhân

Thông tin về sa nhân

Sa nhân là dạng Cây thảo, cao 0,5-1,5m trông hơi giống cây riềng nhưng thân rễ không thành củ, mà mọc bò ngang, chằng chịt như mạng lưới. Lá xanh, nhẵn bóng, có bẹ, không cuống, mọc sole. Ở mép giữa bẹ lá và phiến lá có một lưỡi nhỏ dài 0,2-0,5cm, riêng loài A.longiligulare thì dài hơn (3-5cm). Hoa màu trắng, mọc thành chùm ở sát gốc. Quả nang, 3 ô, có gai mềm, khi chín có màu nâu hồng (A. ovoideum) hoặc màu xanh lục (A. villosum). Hạt màu nâu sẫm, hình khối đa diện có mùi thơm của camphor. Mùa ra hoa tháng 5-6. Mùa quả chín tháng 7-8. Mọc hoang và được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Sơn La, Phú Thọ, Bắc Cạn. Cây sa nhân thường ưa mọc dưới tầng cây râm mát, dọc theo bờ suối.

Sa nhân có Tên khoa học: Amomum sp., Họ Gừng – Zingiberaceae

Các loài sau đây cho vị dược liệu sa nhân dùng trong Ngành dược: Amomum ovoideum Pierre., Amomum villosum Lour., var. Xanthioides (Wall).T.L Wu. ex Senjen. Chen., Amomum longiligulare T.L.Wu.. Trong đó loài A.ovoideum đã được chính thức đưa vào DĐVN II (1994).

Tên khác: sa nhân, súc xa mật, xuân sa, dương xuân sa, mé tré bà, mác nẻnh, sa ngần, la vê…

Tác dụng của sa nhân

Quả gần chín, được bóc vỏ và phơi khô – Fructus amomi. Quả sa nhân là một khối hạt hình bầu dục hay hình trứng dài 0,8-1,5cm. đường kính 0,6-1 cm, màu nâu nhạt hay nâu sẫm có 3 vách ngăn, mỗi ngăn chứa 7-16 hạt. Hạt có áo mỏng trắng mờ. Hạt cứng, nâu sẫm, hình khối đa diện, nhăn nheo. Mùi thơm, vị cay.

Tinh dầu – Oleum Amomi

Hạt sa nhân có chứa tinh dầu: 1,9-2,6%. DĐVN II (1994) qui định hàm lượng tinh dầu trong quả không dưới 1,5%.

Trong hạt còn chứa chất béo.

Tinh dầu sa nhân là chất lỏng không màu, mùi thơm hắc, vị nồng và đắng. Thành phần chính của tinh dầu là D-camphor (37,4-50,8%), borneol, bornylacetat.

Tác dụng của sa nhân

Tác dụng của sa nhân

Theo thông tin được các Y sĩ Y học Cổ Truyền chia sẻ thì Sa nhân được dùng để chữa ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, an thai. Sa nhân còn dùng làm tăng tính ấm của vị thuốc (chế thục địa). Dùng làm gia vị, pha chế rượu mùi.

Theo tài liệu y học cổ truyền, sa nhân có vị cay, tính ôn, vào các kinh tỳ, thận và vị, có tấc đụng hành khí, điều trung, hòa vị, làm cho tiêu hóa được dễ dàng. Dùng trong những trường hợp đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, tả lỵ. Liều dùng hàng ngày: 1 đến 3g dưới dạng thuốc viên, thuốc sắc. Tinh dầu sa nhân dùng làm cao dầu xoa bóp.

Răng đau nhức: Ngậm sa nhân

Ăn uống không tiêu, nôn mửa, bụng đầy, đau (hương sa chỉ truật hoàn): Sa nhân 4g, mộc hương 6g, chỉ thực 6g, bạch truật 4g, các vị tán nhỏ, dùng nước sắc bạc hà nấu với gạo làm hổ viên thành viên, mỗi viên nặng 0,25g; ngày uống 2 hay 3 viên.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

20220829_hoang-ky-1

Vị thuốc đông y hoàng kỳ giúp phục hồi sức khỏe sau tai biến

Trong Đông y, hoàng kỳ được xếp vào loại thuốc "Bổ khí", là một trong số những vị thuốc được sử dụng với tần suất rất cao trong các đơn thuốc bổ giúp phục hồi sức khỏe