Danh mục
Y Sĩ Cổ Truyền Hướng Dẫn Công Dụng Chữa Bệnh Của Tỏi Tỏi là thực phẩm được sử dụng phổ biến hàng ngày trong bữa cơm của các gia đình. Cùng Y sĩ Y học cổ truyền tìm hiểu tác dụng của trong việc điều trị nhiều loại bệnh, hiệu quả tốt và đặc biệt an toàn cho cơ thể. Thông Báo Tuyển Sinh Trung Cấp Y ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Y Sĩ Cổ Truyền Hướng Dẫn Công Dụng Chữa Bệnh Của Tỏi

Y Sĩ Cổ Truyền Hướng Dẫn Công Dụng Chữa Bệnh Của Tỏi

Tỏi là thực phẩm được sử dụng phổ biến hàng ngày trong bữa cơm của các gia đình. Cùng Y sĩ Y học cổ truyền tìm hiểu tác dụng của trong việc điều trị nhiều loại bệnh, hiệu quả tốt và đặc biệt an toàn cho cơ thể.

Trong củ tỏi có chứa 0,10 – 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin), chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin.

toi-co-nhung-tac-dung-it-ai-biet-den

Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng… đặc biệt là selen. Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm…

Y sĩ cổ truyền giới thiệu các công dụng của tỏi

1, Trị mụn: Công dụng này đặc biệt thích hợp không chỉ với phái đẹp mà thích hợp với tất cả mọi người, có được làn da sáng mịn là điều mà ai cũng mong muốn. Thay bằng sử dụng các loại kem dưỡng da đắt tiền, dùng nhiều có hại cho cơ thể thì tỏi được coi là “thần dược” mà các chị em phụ nữa không nên bỏ qua.

Tỏi có tác dụng thanh lọc máu và tính chất kháng khuẩn nên có hiệu quả chống mụn trứng cá và các bệnh về da. Một số người nói rằng bạn có thể thoát khỏi tình trạng mụn dai dẳng bằng cách chà xát nhẹ nhàng lát tỏi sống lên mặt. Bạn cũng có thể nghiền nát củ tỏi và gạn lấy nước chiết xuất từ tỏi. Nhúng một miếng vải sạch vào nước tỏi và thoa lên vùng mụn trên mặt bạn.

2, Dùng như thuốc kháng sinh: Công dụng này được truyền miệng nhau và đã được rất nhiều biết đến. Chính vì vậy để tăng sức đề kháng cho cơ thể thì các bạn nên thêm tỏi vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Tỏi không thể thay thế cho thuốc kháng sinh nhưng có một số thời điểm nó sẽ hữu ích. Khi tai nạn xảy ra, các chuyên gia y tế thường không có mặt ngay lập tức để thực hiện cấp cứu cho bệnh nhân. Nếu bạn hay ai đó bị thương và không có kháng sinh ở cạnh, thử tìm vài nhánh tỏi. Tỏi nghiền là một kháng sinh mạnh có thể giết chết các chủng vi khuẩn, tụ cầu khuẩn. Nhẹ nhàng xoa tỏi lên vết thương để ngăn nó bị nhiễm trùng.

3, Dùng làm siro chữa đau họng

Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Để tạo ra siro chữa đau họng từ tỏi, đun sôi một ít tỏi sống trong một cốc nước, thêm mật ong và đường để có mùi vị dễ uống hơn. Bạn cũng có thể làm trà tỏi bằng cách ngâm một tép tỏi trong một chén nước.

cong-dung-toi-trong-chua-benh

Lưu ý: 

Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên, đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng sử dụng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Nếu dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày – ruột, ức chế tuyến giáp…

Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng vừa phải có thể phòng và chữa được nhiều bệnh rất hiệu quả lại an toàn . Coi trọng cách dùng an toàn là có thể dùng hàng ngày một cách lâu dài mà không lo nó gây ra những tác dụng xấu ngoài ý muốn.

Tham khảo thêm: Bài thuốc Y học cổ truyền

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.