Danh mục
Y Sĩ YHCT Hướng Dẫn Cách Kê Đơn Thuốc Đông Y Y học cổ truyền – Đông y thường được gọi là biện chứng luận trị có nghĩa dựa vào bệnh, chứng của người bệnh mà biện luận cách điều trị, căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể để thiết lập một đơn thuốc. Sự Khác Nhau Giữa Y Sĩ Y Học Cổ Truyền Và ...
Trang chủ > Y Sĩ Y Học Cổ Truyền > Y Sĩ YHCT Hướng Dẫn Cách Kê Đơn Thuốc Đông Y

Y Sĩ YHCT Hướng Dẫn Cách Kê Đơn Thuốc Đông Y

Y học cổ truyền – Đông y thường được gọi là biện chứng luận trị có nghĩa dựa vào bệnh, chứng của người bệnh mà biện luận cách điều trị, căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể để thiết lập một đơn thuốc.

y-si-y-hoc-co-truyen-thuc-hanh-boc-thuoc

Hướng dẫn bốc thuốc Đông Y chính xác nhất

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KÊ ĐƠN THUỐC ĐÔNG Y.

1, Cổ phương gia giảm – Theo lý luận Đông y

Theo bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn phương pháp này, nội dung bài thuốc là những bài thuốc đã được xác lập, ghi nhận kết quả từ lâu đời qua nhiều thế hệ, được ghi lại trong các sách kinh điển. Khi điều trị người thầy thuốc thường tăng thêm (gia) hoặc giảm bớt (giảm) vị thuốc hay liều dùng sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tế của bệnh nhân.

Ưu điểm: Thể hiện đầy đủ tính chất lý pháp của Đông y.

Nhược điểm: Khó nhớ, lệ thuộc vào thuốc ngoại nhập, khó vận dụng vì bệnh cảnh có thể thay đổi.

2, Theo đối chứng trị liệu

Theo phương pháp này, người thầy thuốc cổ truyền chọn thuốc điều trị dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.

Ưu điểm: Đơn giản, linh hoạt trong việc vận dụng các vị thuốc.
Không phải nhớ nhiều bài thuốc.

Nhược điểm: Do hoàn toàn chạy theo triệu chứng nên dễ sa đà, làm mất tính cân đối trong lý pháp phương dược.

3, Theo kinh nghiệm dân gian

Phương pháp này sử dụng những kinh nghiệm gia truyền (có khi chỉ là truyền khẩu). Thường gặp trong dân tộc ít người.

Ưu điểm: Dễ sử dụng, vận dụng được nam dược.

Nhược điểm: Không bảo đảm tính lý pháp của Đông y.

 4, Theo toa căn bản

Theo bác sĩ Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Nội dung bài thuốc theo toa căn bản được dựa theo kinh nghiệm của quân dân y trong thời gian kháng chiến. Ngoài 10 -11 vị thuốc dùng để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu, việc sử dụng toa căn bản còn gia thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ.

tia-to

Phương pháp kê đơn thuốc Đông y hiệu quả

Ưu điểm: Dễ sử dụng không cần học nhiều, vận dụng được Nam dược.

Nhược điểm: Không thể hiện tính lý pháp của Đông y. + Đôi khi còn dùng quá nhiều thuốc.

5, Kê đơn theo dược lý tân y

Trong giai đoạn hiện nay, không chỉ người lương y, thầy thuốc cổ truyền sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên để trị bệnh, mà cả những thầy thuốc Tây y cũng quan tâm ngày càng nhiều. Vì thế, việc thiết lập các toa thuốc điều trị có sử dụng thêm cơ sở dược lý Tây y. Tiêu biểu cho phương pháp này là cách thiết lập bài thuốc do Bùi Chí Hiếu xây dựng (Giáo sư dược lý học).

Ưu điểm: Thỏa mãn được yêu cầu điều tri của Đông y cũng như Tây y từ lý pháp đến biện chứng của Đông y cũng như phương pháp điều trị của Tây y.

Nhược điểm: Khó vận dụng, đòi hỏi phải có một trình độ tinh thông về y lý, dược lý của cả Đông và Tây y kết hợp.

NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG TRONG CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC THEO LÝ LUẬN Y HỌC CỔ TRUYỀN.

1, Vai trò của các vị thuốc trong một đơn thuốc (quân, thần, tá, sứ)

Việc cấu tạo các vị thuốc trong một bài thuốc nhằm để giải quyết những yêu cầu đặt ra trong điều trị như sau:

  • Giải quyết những triệu chứng chính, những triệu chứng thuộc về nguyên nhân gây bệnh, những triệu chứng do tạng bệnh chính thể hiện.
  • Giải quyết những triệu chứng phụ, những triệu chứng do tạng phủ có quan hệ (biểu lý hoặc ngũ hành) với tạng phủ bị bệnh thể hiện.
  • Tăng hoạt tính của vị thuốc chính.
  • Đưa các vị thuốc chính đến tạng phủ, kinh lạc bị bệnh. ư  Điều hòa tính năng của các vị thuốc.

Vai trò của các vị thuốc:

  • Quân (Chủ dược): là đầu vị trong bài thuốc dùng để chữa triệu chứng chính, do nguyên nhân bệnh gây ra, do tạng bệnh chính thể hiện.
  • Thần (Phó dược): là những vị thuốc có tác dụng hợp đồng và hỗ trợ cho chủ dược.
  • Tá (Tá dược): là những vị thuốc để chữa các triệu chứng phụ hoặc ức chế độc tính hoặc tính mạnh bạo của chủ dược.
  • Sứ (Dẫn dược): là những vị thuốc để đưa các vị thuốc khác đến thẳng tạng phủ bệnh hoặc điều hòa các vị thuốc khác tính năng.

thuoc-dong-y

Hướng dẫn cách kê đơn thuốc Đông Y.

Quân, Thần, Tá, Sứ đó cũng là cách nói của người xưa dưới chế độ phong kiến. Coi triều đình có vua, có quan thì đơn thuốc cũng phải có vị chính, vị phụ, vị nào chủ yếu, vị nào hỗ trợ. Lấy Ma hoàng thang làm.

Nói tóm lại, sự cấu tạo bài thuốc theo Quân Thần Sứ được phân thành hai nhóm:

  • Nhóm chữa triệu chứng bệnh.
  • Nhóm điều hòa tính năng hoặc/và dẫn kinh cho nhóm trên.

2, Những yếu tố ảnh hưởng đến vị trí của vị thuốc trong bài thuốc Y học cổ truyền

Trong thực tế điều trị, người thầy thuốc Đông y còn phải chú ý đến những nguyên tắc sau đây để quyết định vị trí của thuốc trong từng bài thuốc.

Tiêu bản hoãn cấp

  • Cấp thì trị Tiêu. Ví dụ: Tiêu chảy ra máu cấp tính do Thấp nhiệt làm bức huyết ở Đại trường thì thuốc nào cầm máu sẽ làm QUâN, thuốc nào quy kinh Đại trường mà thanh nhiệt trừ thấp sẽ làm THầN.
  • Hoãn thì trị Bản. Ví dụ: Thường xuyên đi cầu ra máu do Tỳ dương hư không thống nhiếp huyết, bệnh không cấp tính thì thuốc kiện Tỳ làm Quân, thuốc cầm máu thì làm Thần.

3, Sự phối hợp các vị thuốc trong một đơn thuốc

Mục đích của sự phối ngũ các vị thuốc là để tăng tác dụng, tăng hiệu quả các vị chủ dược, để giảm tác dụng phụ, giảm độc tính các vị thuốc nhất là chủ dược và sau cùng là để tránh làm mất hiệu quả thuốc hoặc làm tăng độc tính hơn. Có những loại phối ngũ sau:

Tương tu: hai vị thuốc có cùng tác dụng hổ trợ kết quả cho nhau. Ví dụ: Ma hoàng và Quế chi cùng tính vị cay ấm, cùng tính năng phát tán phong hàn (Ma hoàng thang) làm ra mồ hôi.

que-chi

Cách kê đơn thuốc Đông Y sử dụng cả Ma hoàng và Quế.

Tương sử: hai vị thuốc trở lên, tác dụng có khi khác nhau, một thứ chính, một thứ phụ, dùng để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Ví dụ: trong bài Ma hoàng thang có Ma hoàng và Hạnh nhân.  Ma hoàng là phát tán phong hàn để tuyên thông Phế khí; Hạnh nhân chữa ho, trừ đờm cũng để tuyên thông Phế khí. Cả hai cùng phối hợp nhau để chữa hen suyễn.

Tương tu và Tương sử được xem như là cách phối hợp để làm hiệu quả điều trị cao hơn (synergique). Thường dùng cho các thuốc làm quân, làm thần.

Tương úy: là sử dụng một loại thuốc để làm giảm tác dụng phụ của một vị thuốc khác.

Tương sát: là sử dụng một loại thuốc để làm giảm độc tính của một số vị thuốc khác. Ví dụ: Đậu xanh với Ba đậu.

Tương úy và Tương sát thường dùng cho các thuốc làm Tá dược hoặc Sứ dược. Ví dụ: Cam thảo bắc trong bài Ma hoàng thang.

Tương ố: việc sử dụng một loại thuốc này sẽ làm mất tác dụng của một số thuốc khác. Ví dụ: Hoàng cầm dùng chung với Sinh khương.

Tương phản: sử dụng một số thuốc sẽ làm tăng độc tính một vị thuốc khác. Ví dụ: ô đầu dùng chung với Bán hạ.

Tương ố và Tương phản thường để nói lên sự cấm kỵ trong khi kê đơn, trong đó Tương ố là chất đối kháng (antagonist).

4, Sự cấm kỵ trong khi dùng thuốc

Trong khi có thai cấm dùng:

  • Ba đậu (tả hạ).
  • Khiên ngưu, Đại kích, Thương lục (trục thủy).
  • Tam thất (hoạt huyết).

tam-that

Kê đơn bài thuốc Đông y thế nào?

  • Sa hương (phá khí).
  • Nga truật, Thủy điệt, Manh trùng (phá huyết).

Trong khi có thai, thận trọng khi dung:

  • Đào nhân, Hồng hoa (hoạt huyết).
  • Bán hạ, Đại hoàng (tả hạ).
  • Chỉ thực (phá khí).
  • Phụ tử, Can khương, Nhục quế (đại nhiệt).
  • Các vị thuốc tương phản với nhau
  • Cam thảo bắc phản Cam toại, Nguyên hoa, Hải tảo.
  • Ô đầu phản Bối mẫu, Bán hạ, Bạch cập, Bạch liễm.
  • Lê lô phản Sâm, Tế tân, Bạch thược.

Cấm kỵ trong khi uống thuốc:

  • Cam thảo bắc, Hoàng liên, Cát cánh, Ô mai kiêng thịt lợn.
  • Bạc hà kiêng Ba ba.
  • Phục linh kiêng dấm.
  • Dùng các thuốc ôn trung trừ hàn kiêng đồ ăn sống lạnh.
  • Dùng các thuốc kiện Tỳ tiêu đạo kiêng chất béo, tanh, nhờn.
  • Dùng các thuốc an thần định chí kiêng chất kích thích.

tuyen-sinh-y-si-y-hoc-co-truyen

Nếu yêu thích Ngành Y học cổ truyền, có mơ ước trở thành Y sĩ Y học cổ truyền hãy liên hệ Khoa YHCT Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

Có thể bạn quan tâm

Skype_Picture_2021_10_11T02_01_01_799Z

Học Đông Y ở đâu tốt và những điều cần biết về Y học cổ truyền?

Học Đông Y hay còn gọi là y học cổ truyền đang là một xu hướng được nhiều người lựa chọn để trở thành thầy thuốc. Tuy nhiên học ở đâu để có thể trở danh y thì cần tìm một ngôi Trường đào tạo uy tín để học tập và trau dồi nghề y nhé.