Danh mục
Y sĩ YHCT khuyến cáo hại nhiều hơn lợi khi lạm dụng Atisô Trong Y học cổ truyền, atiso là vị thuốc rất cho gan và mật. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều không đúng liều lượng thì không những không có lợi mà còn gây hại cho sức khỏe. Theo Y học cổ truyền ăn giờ nào tốt nhất cho sức khỏe? Bài thuốc Y học ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Y sĩ YHCT khuyến cáo hại nhiều hơn lợi khi lạm dụng Atisô

Y sĩ YHCT khuyến cáo hại nhiều hơn lợi khi lạm dụng Atisô

Trong Y học cổ truyền, atiso là vị thuốc rất cho gan và mật. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều không đúng liều lượng thì không những không có lợi mà còn gây hại cho sức khỏe.

Thời gian gần đây rộ lên thông tin hoa atiso có tác dụng chữa bách bệnh, trong đó có cả bệnh tiểu đường và ung thư và là một vị thuốc rất tốt cho gan và mật. Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh.

atiso-trong-y-hoc-co-truyen
Atiso cây thuốc quý trong Y học cổ truyền

Atiso là gì?

Atisô (tên khoa học Cynara scolymus) là loại cây là gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50 – 80 cm.

Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc. Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá atisô tươi. Trên thế giới, biệt dược Chophytol của Hãng Rosa (Pháp) là thông dụng hơn cả.

Atiso thần dược chữa bách bệnh?

Đối với những bệnh nhân gan, atisô hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan. Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Bộ phận dùng làm rau của cây atisô là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ và các lá bắc (có phần gốc mềm màu trắng bao chung quanh).

loi-ich-cua-atiso

Thành phần dinh dưỡng: trong 100g hoa atisô có chứa: 3 – 3,15g protein, 0,1 – 0,3g lipid, 11 – 15g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho người bị đái tháo đường) và 82g nước.

Ngoài ra, hoa atisô còn có chứa các khoáng chất như: mangan, phospho, sắt, các vitamin A, B1, B2, C, cung cấp 50 – 70 calori. Hoa atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

Trong Đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường, thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…

Y sĩ YHCT khuyến cáo hại nhiều hơn lợi khi lạm dụng astiso

Tuy vậy, dù sao khi sử dụng nó làm thuốc bắt buộc phải có liều lượng và không được lạm dụng. Bởi ngay khi cơm ta ăn quá no cũng sẽ sinh bội thực hoặc ăn một bữa quá sang cũng dễ dẫn đến viêm tụy cấp. Do vậy, cần lưu ý khi sử dụng sao cho hợp lý, nếu không rất có thể xảy ra các nguy cơ như: Ăn uống ít đi, thậm chí chán ăn. Khi ngưng sử dụng thì mọi chuyện lại trở lại bình thường, ăn uống ngon miệng hơn. Có trường hợp lại thấy bụng lúc nào cũng căng trướng rất khó chịu. Đến bữa cơm chẳng muốn động vào món gì trong khi con mắt còn thèm, đó là những trường hợp lạm dụng thường xuyên kéo dài uống trà Atisô. Bởi nó sẽ gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng nếu sử dụng atisô quá nhiều.

cach-ngam-atiso

Việc sử dụng sản phẩm “làm mát” này không đúng cũng khiến các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là gan, mật phải làm việc nhiều nên vô tình lại gây hại chứ không có tác dụng trị bệnh. Bên cạnh đó, atisô còn có tính hàn nên không thích hợp với người ăn uống khó tiêu hay gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Mặt khác, atisô có công năng là thông mật lợi tiểu, bổ gan thận, an thần, giảm cholesteron trong máu nên thường được sử dụng để chữa các bệnh do rối loạn chức năng của gan như vàng da, viêm thận, xơ vữa động mạch… Tuy nhiên, nếu lạm dụng atisô sẽ gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Và đây là nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng. Khi uống quá nhiều mà cơ thể không hấp thu hết thì gan, thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải phần dư thừa. “Như vậy, cứ tưởng uống nhiều là tốt cho gan nhưng thực ra lại là hại”.

Mặt khác, trong trà atisô có chứa nhiều sắt nhưng lại thiếu các khoáng chất khác như kẽm, crom… Vì vậy, lạm dụng atisô có thể dẫn đến chán ăn, ăn không thấy ngon miệng. Tuy Atisô không độc, nhưng Atisô có vị đắng, theo Đông y, tỳ vị (dạ dày) thích vị ngọt chứ không thích vị đắng, vì vậy nếu dùng lâu ngày hoặc dùng lượng lớn sẽ có thể làm tổn hại dạ dày. Các nghiên cứu cho thấy, rất hiếm gặp trường hợp dị ứng với atisô, tuy nhiên nếu tiếp xúc thường xuyên với atisô đôi khi bị dị ứng. Đã có trường hợp nhạy cảm chéo với chất chrysantheme, arnica và pyrethrum (là những hoạt chất có trong atisô). Vì vậy dùng lượng lớn hoặc dùng thường xuyên là điều không nên.

bai-thuoc-y-hoc-co-truyen-tu-atiso

Y sĩ Y học cổ truyền hướng dẫn sử dụng atiso tối ưu

Chế biến: rửa sạch hoa, chẻ dọc thành 6 – 8 miếng, luộc chín, nấu canh, hầm xương lợn hay bì. Chú ý: hoa atisô chỉ nên dự trữ trong tủ lạnh tối đa 7 ngày, khi nấu không dùng nồi bằng nhôm vì atisô gây đắng khó ăn.

Trên đây là bài thuốc Đông y có tác dụng mát gan, lợi mật, mỗi bệnh nhân cần có kế hoạch chăm sóc gan cũng như sức khỏe chung để đảm bảo quá trình hoạt động của gan được tiến hành đều đặn.

Liều dùng thông thường là 4 – 9g thuốc mỗi ngày, các dạng bào chế trên thị trường cũng được sử dụng với liều tương đương trong việc chống lại cholesterol máu cao.

Cách sử dụng đơn giản nhất là lấy 20g toàn bộ lá phơi khô, cắt vừa đun sôi với 1 lít nước trong 10 phút, uống dần trong ngày. Để bảo quản và sử dụng lâu, nước sắc thuốc này có thể được đem đi cô trên bếp đến khi còn khoảng 20ml, bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày dùng 25 giọt trước mỗi bữa ăn.

tuyen-sinh-y-si-y-hoc-co-truyen-2015

Nếu yêu thích Y học cổ truyền, có mơ ước trở thành một vị Lương Y hãy liên hệ Khoa YHCT Trường Trung cấp Y khoa Pasteur để đăng ký học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền.

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyen

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

Nhà Trường liên tục tuyển sinh khai giảng, nhập học nhiều đợt trong năm 2015, khai giảng các lớp học trong và ngoài giờ hành chính buổi tối, thứ 7 chủ nhật.

Theo báo Sức khỏe đời sống

Có thể bạn quan tâm

24214

Các phương thuốc đông y trị chứng nhiệt miệng hiệu quả

Áp dụng điều trị nhiệt miệng bằng các bài thuốc đông y có tác dụng giảm đau và làm rút ngắn thời gian điều trị, giúp nhiệt miệng nhanh khỏi mà lại rất an toàn.