Danh mục
Bật mí một số công dụng chữa bệnh từ Rau dệu Rau dệu hay còn gọi là Rau diếp bò hay Diếp không cuống thường mọc ven ao hồ, đồng ruộng , bãi đất ẩm nhiều dinh dưỡng. Nhưng ít được ai biết được đây là một vị thuốc Đông y với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ. Có thể bạn chưa biết quả măng cụt có thể ...
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Bật mí một số công dụng chữa bệnh từ Rau dệu

Bật mí một số công dụng chữa bệnh từ Rau dệu

Rau dệu hay còn gọi là Rau diếp bò hay Diếp không cuống thường mọc ven ao hồ, đồng ruộng , bãi đất ẩm nhiều dinh dưỡng. Nhưng ít được ai biết được đây là một vị thuốc Đông y với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ.

Một số công dụng chữa bệnh từ Rau dệu

Một số công dụng chữa bệnh từ Rau dệu

Thông tin cần biết về Rau dệu

Căn cứ theo Từ điển cây thuốc Việt Nam, rau dệu là cây thảo mọc bò, dài từ 40 đến 60cm, thân phân ra thành nhiều nhánh, có màu hồng tím. Những cành nằm sát mặt đất có rễ ở các đốt. Lá mọc đối, mũi mác, nhọn hai đầu, dài 1-3cm, mép nguyên. Hoa nhỏ, màu trắng, không cuống, tập hợp rất nhiều thành hoa gần hình tròn hay hình trứng ở nách lá. Quả nang ngắn. Rau dệu mọc hoang ở các bãi sông ven đường đi, bờ ruộng và những nơi ẩm ướt. Thu hái cây vào hè thu, rửa sạch, phơi khô dùng dần. Theo tìm hiểu của Dược sĩ Nguyễn Thị Thắm giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho thấy ngọn non rau dệu có chứa nước 89,3%; protid 4,5%; cellulose 2,1%; glucid 1,9%;  khoáng toàn phần 2,2%; phosphor 22 mg%, calcium 98 mg%, sắt 12 mg% , caroten 5,1 mg% và vitamin C 77,7 mg%.

Theo Đông y, rau dệu có vị ngọt hoặc nhạt, có tính mát, có tác dụng lọc máu, tiêu viêm, lợi tiểu , chống ngứa, tiêu sưng. Ở Ấn Độ người ta cho là lợi mật, lợi sữa và hạ nhiệt.

Rau dệu thường dùng trị bệnh đường hô hấp và ho ra máu, viêm hầu; chảy máu cam, ỉa ra máu; đau ruột thừa cấp tính, lỵ; bệnh đường niệu đạo, tiểu ít. Dùng ngoài trị bệnh viêm mủ da, eczema, viêm vú, bệnh viêm da nổi mẩn, lở chàm, nổi hạch, tràng nhạc hột xoài ở bẹn, rắn cắn. Rau dệu là vị thuốc nhuận gan, lợi sữa như rau má, lại là vị thuốc chữa lỵ như rau sam, cỏ sữa. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc lấy nước. Hoặc dùng 60-120g rau tươi giã vắt nước uống. Giã cây tươi để đắp ngoài, hoặc nấu lên lấy nước rửa. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Áp dụng Rau dệu vào một vài đơn thuốc hay

Dưới đây là một bài thuốc áp dụng với rau dệu do các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM liệt kê:

Áp dụng Rau dệu vào một vài đơn thuốc hay

Áp dụng Rau dệu vào một vài đơn thuốc hay

  • Trị viêm da, thấp chẩn, ghẻ lở hắc lào: Rau dệu sắc lấy nước nước rửa vùng da cần chữa.
  • Chữa sốt rét: Dùng ngọn lá non Rau dệu 40g để nấu cháo loãng ăn.
  • Chữa bĩ khối (hòn cục nổi trên bụng , thường do sưng lá lách ở hạ sườn trái): Rau dệu vừa đủ giã nát đắp trùm lên cục sưng cứng.
  • Trị đinh sang thũng độc (nhọt độc): Rau dệu tươi rửa sạch, thêm mật ong giã đắp, ngày thay 2 lần.
  • Trị phong oa ung (mụt nhọt như tổ ong): rau dệu tươi vừa đủ giã trộn lòng trắng trứng gà đắp lên vùng da cần chữa.
  • Chữa đau răng: Dùng Rau dệu, Địa cốt bì (vỏ rễ rau Khởi), bồ thảo đầu (ngọn cỏ Bồ) sắc uống.
  • Trị các chứng đi tiểu không thông: Sắc lấy nước uống toàn cây rau dệu tươi, mỗi lần 80g, ngày dùng 2 lần.
  • Chữa chứng đi tiểu đau buốt: Rau dệu toàn cây, mỗi lần 80g, sắc nước pha chút muối hoặc đường, uống liên tục thay trà.
  • Trị mạn tính trường ung (ung nhọt trong ruột): Toàn cây rau dệu mỗi lần 40g giã vắt nước pha rượu uống, ngày 3 lần.
  • Chữa trường phong hạ huyết (đi cầu ra máu): Rau dệu và cây Bắt ruồi (Drosera burmanni Vahl., thuộc họ Bắt ruồi – Droseraceae. ) nấu cách thủy với thịt ăn.
  • Trị xích bạch lỵ (lỵ phân nhầy trắng lẫn máu đỏ): Rau dệu tươi toàn cây 20-30g, nước 1 chén sắc còn 7 phân, nếu xích lỵ (phân có máu) hòa thêm đường trắng, bạch lỵ (phân nhầy trắng) hòa thêm đường đỏ; hoặc pha thêm mật ong uống thì càng tốt.
  • Chữa phế nhiệt ho ra máu: Dùng 120g Rau dệu tươi, giã vắt lấy nước pha thêm tí muối, chưng nóng uống.

Có thể bạn quan tâm

20220829_hoang-ky-1

Vị thuốc đông y hoàng kỳ giúp phục hồi sức khỏe sau tai biến

Trong Đông y, hoàng kỳ được xếp vào loại thuốc "Bổ khí", là một trong số những vị thuốc được sử dụng với tần suất rất cao trong các đơn thuốc bổ giúp phục hồi sức khỏe