Danh mục
Y học cổ truyền Tây tạng gắn liền với Phật pháp Y thuật Tây tạng từ lâu đã được công nhận là một nền Y học vừa phong phú và cũng rất kì bí. Do được hấp thụ nhiều tinh hoa của nền Y học cổ truyền Ấn Độ, Ba Tư, Hy Lạp và Trung Quốc mà thành. Nên y thuật của Tây Tạng đang ngày ...
Trang chủ > Tin Y Tế - Sức Khoẻ > Y học cổ truyền Tây tạng gắn liền với Phật pháp

Y học cổ truyền Tây tạng gắn liền với Phật pháp

Y thuật Tây tạng từ lâu đã được công nhận là một nền Y học vừa phong phú và cũng rất kì bí. Do được hấp thụ nhiều tinh hoa của nền Y học cổ truyền Ấn Độ, Ba Tư, Hy Lạp và Trung Quốc mà thành.

Nên y thuật của Tây Tạng đang ngày càng thu hút được các chuyên gia y học phương Tây đến với Tây Tạng để tìm hiểu những bí ẩn của nền Y học cổ truyền độc đáo của vương quốc được mệnh danh là “nóc nhà thế giới”.

y-hoc-co-truyen-tay-tang

Hệ thống kinh mạch theo Y học cổ truyền Tây Tạng

Nền Y học cổ truyền đậm màu sắc tôn giáo.

Không ngoa khi nói rằng chưa có một nền y học nào trên thế giới lại có sự hoà quyện giữa y học với ý thức như y thuật Tây Tạng. Ở nơi đây, Phật giáo hay còn gọi là Mật tông, Lạt ma giáo được coi như quốc giáo. Những Y sư Tây Tạng hành nghề ở đây không chỉ là để kiếm sống mà còn tự coi đây là một phương pháp tu trì bản thân.

Trước đây, hầu hết người hành nghề y ở Tây Tạng đều là những bậc chân tu, lấy việc làm của mình để cầu lợi cho chúng sinh. Các chùa ở Tây Tạng đều thờ vị Dược Sư Phật (Bhaishajyaguru), còn gọi là Đại Y Vương Phật, Y Vương Thiện Thệ, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, là giáo chủ của Đông phương Lưu Ly thế giới.

Do y học cổ truyền Tây Tạng gắn bó rất mật thiết với Phật pháp nên khái niệm y đức rất được coi trọng và mang đậm màu sắc tôn giáo. Hệ thống y học hiện đại có thể không đặt nặng mối liên hệ giữa y đức với trình độ chữa bệnh của thầy thuốc nhưng ở Tây Tạng, khi chọn thầy thuốc, tiêu chuẩn hàng đầu là y đức, còn hiểu biết và trình độ y thuật là thứ yếu. Họ tin rằng khi thầy thuốc phát nguyện cứu khổ chúng sinh, lòng từ bi rộng mở thì những phương thuốc bình thường cũng hiệu nghiệm hơn rất nhiều so với người giỏi y thuật nhưng tâm địa không thiện. Do đó, đối với thầy thuốc Tây Tạng, trí tuệ và lòng từ bi phải được chú trọng như nhau.

Người nhập môn y thuật Tây Tạng trước hết phải thuộc những điều thệ nguyện được lấy từ bộ y thư kinh điển “Tứ bộ y điển”. Bộ kinh này có những điều như: đối với người bệnh phải phát tâm từ bi, trị bệnh không phân thân sơ, chữa bệnh cho thuốc không cần báo đáp, không coi vật bài tiết của bệnh nhân là dơ dáy… Hằng ngày, y sinh phải đọc lại những điều ấy.

“Tứ bộ y điển” còn dạy về cách đối xử giữa thầy thuốc với thầy thuốc, trách nhiệm của người thầy với môn đồ, yêu cầu phẩm cách của một thầy thuốc… Người hành nghề thuốc phải luôn tâm niệm rằng “những hiểu biết và trình độ y thuật chỉ làm cho một người trở thành chuyên gia về y tế chứ không thể trở thành một vị lương y nếu không có tâm từ bi”.

Sự khác biệt giữa Y học cổ truyền Tây Tạng và Y học hiện đại:

kinh-mach-y-hoc-tay-tang

Vị trí các tạng trong cơ thể Y học cổ truyền Tây Tạng

Một sự khác biệt về y đức rất lớn giữa y học cổ truyền Tây Tạng với các nền y học khác là ở việc nhận thức về cái chết. Những vị Lương y Tây Tạng không chỉ quan tâm đến việc chữa trị thân bệnh mà còn có trách nhiệm chăm sóc tâm bệnh của bệnh nhân, nhất là khi họ cận kề cái chết.

Với tín ngưỡng sâu sắc vào Phật pháp, người Tây Tạng thuộc tầng lớp nào cũng tin tưởng một cách tuyệt đối rằng cái chết là sự khởi đầu của một cuộc sống mới, là một quá trình trong luân hồi chứ không phải kết thúc. Vì thế, quan niệm về cái chết của người Tây Tạng khá nhẹ nhàng, không lo buồn.

Có sinh là có tử, đó là quy luật tất nhiên nhưng con người ai cũng ham sống sợ chết. Phật giáo cho rằng sự kết thúc của sinh mệnh lại là sự bắt đầu cho một cuộc sống mới, con người chết đi cũng như phá bỏ tòa nhà cũ đổi một tòa nhà mới. Sự chuyển hóa từ kiếp này sang kiếp khác là do nghiệp báo thiện ác của cá nhân ấy gây ra. Ý nghĩa của sinh mệnh là ở giá trị vĩnh hằng. Mỗi con người nên nắm bắt thời gian ngắn ngủi của cuộc đời, nghiêm túc tu trì, chứng ngộ pháp thân, sáng tạo một sinh mệnh vĩnh hằng.

Đối với một người sắp chết, Phật giáo nói chung và Phật giáo Tây Tạng nói riêng bày tỏ sự quan tâm và lòng từ bi, thể hiện qua các nghi thức trợ niệm và khai thị. Trợ niệm là giúp người sắp chết niệm Phật để có thể vãng sinh cực lạc. Người trợ niệm đối với người sắp chết phải có thái độ thành khẩn, lời nói bình hòa, giúp người ấy được vui. Người trợ niệm cũng khen ngợi những việc lành mà người sắp chết từng làm, dùng cách khéo léo để làm cho tâm lý an vui. Ngoài ra, phải bố trí phòng bệnh chỉnh tề, quét dọn sạch sẽ, không khí thoáng mát; trước giường bệnh đặt tượng Phật dâng cúng bông hoa, kịp thời thay quần áo sạch sẽ.

Qua đây có thể thấy rằng nền Y học cổ truyền Tây Tạng luôn luôn gắn liền với những giáo lý của Phật pháp. Điều này càng khiến cho nền Y học Tây Tạng thật sự đáng học hỏi và ngưỡng mộ.

Có thể bạn quan tâm

8

5 loại thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ

Nếu mỗi ngày bạn đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một giấc ngủ ...