Sở dĩ có tên là dâu tằm vì công dụng chủ yếu của nó là để nuôi tằm, dệt lụa. Không chỉ thế, hầu hết các bộ phận của cây dâu tằm đều là vị thuốc quý.
- Khám phá những lợi ích của tỏi đỏ đối với sức khỏe con người
- Bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh nhờ lá ổi bạn nên biết
- Công dụng của Ngũ vị tử trong chữa bệnh gan hiệu quả
10 tác dụng chữa bệnh hiệu quả tại nhà
Cây dâu tằm và những điều bạn cần biết
Cây dâu tằm có tên gọi khác là cây Mạy môn, Cây Dâu cang, cây Tầm tang. Cây có tên khoa học là Morus alba L, thuộc họ thân gỗ.
Cây dâu tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng rộng rãi ở khắp các nước Châu Á. Từ thời xa xưa, khi ông bà ta biết nuôi tằm đã bắt đầu trồng loại cây này và duy trì cho đến ngày nay. Dâu tằm là cây gỗ lớn có chiều cao lên đến 15m, thân màu nâu hoặc vàng vàng. Lá có gốc hình tim, chóp lá có thể tù hoặc hơi nhọn, có răng cưa với các răng hình tam giác tù, khía rộng mọc so le lẫn nhau.
Thật hiếm có loài cây nào như cây dâu tằm khi mà tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Từ lá, hoa, quả, gốc, rễ, vỏ cho đến những tổ bọ ngựa, cây tầm gửi ký sinh trên cây.
10 công dụng chữa bệnh của cây dâu tằm
Trị đau mắt đỏ
Lá dâu tươi đem phơi khô, giã nát rồi đốt thành than đen nấu lấy nước rửa mắt, rửa liên tục trong nhiều ngày mắt sẽ bớt đau, bớt sưng tấy.
Trong trường hợp mắt hay bị đau, bạn cũng có thể dùng lá dâu tằm hãm với nước sôi, để nguội và rửa mặt hằng ngày cũng sẽ rất nhanh khỏi (tốt nhất là lá dâu thu hoạch trong tháng chạp).
Trị chảy máu cam
Đây có lẻ là phương pháp được ông bà ta tin tưởng áp dụng nhiều nhất. Và thực tế cho đến ngày nay, lá dâu tằm trị chảy máu cam vẫn còn nguyên giá trị của nó.
Rất đơn giản, khi bị chảy máu cam, bạn chỉ cần lấy một nắm lá dâu tằm vò nhẹ và nhét trực tiếp vào lỗ mũi, máu sẽ nhanh chóng được cầm lại ngay lập tức.
Trị đau tức ở lưng
Rất nhiều người tin rằng, dâu tằm có thể trị đau tức ở lưng hiệu quả. Đó là lý do vì sao người ta thường lấy quả dâu tằm chín, đem rửa sạch, cho vào một bình thủy tinh cùng với một ít rượu nồng độ cao ngâm khoảng một tuần rồi dùng thức uống đó để trị đau lưng.
Trị ho lâu ngày, ho khan, ho ra máu
Cho đến hiện tại, người ta vẫn còn truyền nhau rằng rễ của cây dâu tằm là “thần dược” trị ho rất hiệu quả. Rễ cây dâu tằm đào lên, rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ lõi ở bên ngoài rồi ngâm với nước gạo trong vòng 24 giờ. Sau đó, phơi trong bóng mát rồi sao vàng hạ thổ để trừ khử chất độc.
Thầy Nguyễn Thanh Hậu giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại TPHCM Mỗi khi bị ho, bạn có thể lấy khoảng 10 – 16g rễ dâu tằm sắc nước uống. Nếu ho dai dẳng lâu ngày, thêm vào đó 10g rễ cây chanh (cũng làm sạch, phơi khô, sao vàng hạ thổ) để thuốc tăng thêm công dụng chữa bệnh.
Trị huyết áp cao
Nhiều người không hề biết, lá dâu tằm còn có tác dụng trong điều trị huyết áp cao. Trong trường hợp này, bạn có thể lấy một nắm lá dâu bánh tẻ, 1 con cá diếc.
Cá diếc sau khi sơ chế sạch sẽ, đem luộc, gỡ lấy phần thịt và nấu canh với lá dâu ăn sẽ có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả.
Trị ra mồ hôi trộm ở trẻ em
Lấy khoảng 7 – 9 lá Dâu tằm, 6g Hoàng kì, 8g hạt Sen đem nấu nước lên, cho vào đó một ít đường phèn hoặc đường kín để tạo độ ngọt cho bé dễ uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1/3 ly cà phê nhỏ sẽ nhanh chóng giảm mồ hôi trộm.
Trị tóc bạc, tóc rụng
Khi bị tóc rụng nhiều, bạn có thể hái lá dâu tằm nấu với nước bồ kết để gội đầu. Áp dụng phương pháp này nhiều lần, bạn sẽ thấy hiệu quả mà nó mang lại.
Bên cạnh đó, bạn có thể lấy trái dâu tằm đã chín đen, 1 ít hà thủ ô đem ngâm với rượu uống sẽ giúp tóc có màu đen óng, lâu bạc.
Trị mất ngủ
Quả dâu tằm còn có tác dụng trị mất ngủ rất tốt, bạn có thể lấy 60g quả dâu đã chín tươi hoặc 30g quả sấy khô đem sắc nước uống hằng ngày. Mỗi ngày 2 lần vào chiều và tối để giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
Dược sĩ Trần Văn Chện giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Trường hợp mất ngủ kinh niên, dùng 15g quả dâu chín, 15g Thục địa, 15g Bạch thược sắc lấy nước uống sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả mà nó mang lại.
Trị bỏng
Cách trị bỏng từ dâu tằm rất đơn giản và hiệu quả tức thời. Bạn nên chọn những quả dâu tằm chín tươi, không nên đập nát mà vắt lấy nước cốt để bôi, rửa và đắp lên vết bỏng hằng ngày. Chỉ trong vòng 1 tuần, vết thương sẽ nhanh chóng hồi phục và lành lặn.
Dâu tằm ngoài những công dụng trên còn có khả năng kích thích ăn ngon, ngủ tốt, giúp da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, giảm đau họng,….
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com