Danh mục
Bài thuốc Đông y kiện tỳ vị, dưỡng huyết từ gạo lứt Gạo lứt không đơn giản là lương thực nấu cơm hàng ngày mà chúng được y học cổ truyền phát hiện, nâng tầm cao mới khi được dùng trong các bài thuốc điều trị bệnh. Điều trị rối loạn tiêu hóa nhanh chóng nhờ thảo quả Khám phá tác dụng chữa bệnh hiệu quả từ ...
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Bài thuốc Đông y kiện tỳ vị, dưỡng huyết từ gạo lứt

Bài thuốc Đông y kiện tỳ vị, dưỡng huyết từ gạo lứt

Gạo lứt không đơn giản là lương thực nấu cơm hàng ngày mà chúng được y học cổ truyền phát hiện, nâng tầm cao mới khi được dùng trong các bài thuốc điều trị bệnh.

Tác dụng kiện tỳ vị, dưỡng huyết từ gạo lứt Tác dụng kiện tỳ vị, dưỡng huyết từ gạo lứt

Gạo lứt còn có tên gọi khác là Thao mễ hay Hạt sắc chi mễ. Theo giới chuyên môn, gạo lứt là vị thuốc đông y có vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, dưỡng huyết nhuận tràng.

Ngoài công dụng thông thường như các loại ngũ cốc khác như nấu cơm hàng ngày, rang chín hãm hay sắc lấy nước thay trà dùng hàng ngày thì gạo lứt còn có nhiều các sử dụng khác nhằm tăng hiệu quả bổ dưỡng và phòng chống bệnh tật cũng như khắc phục tính chất khô khan, khó ăn của chúng.

Bài thuốc y học cổ truyền từ gạo lứt

Dẫn nguồn từ báo Sức khỏe và Đời sống, trang Y sĩ y học cổ truyền xin giới thiệu một số công thức sử dụng gạo lứt điển hình trong việc nâng cao tác dụng của chúng:

Bài 1: Gạo lứt 500g, gạo tẻ thường 200g, hồng táo 20g. Gạo lứt đem đãi sạch, ngâm với nước qua 1 đêm, gạo tẻ đãi sạch rồi trộn đều với gạo lứt cho vào nồi đun sôi, bỏ hồng táo và nấu đến chín là được, dùng làm cơm ăn hàng ngày.

Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, dưỡng huyết an thần.

Bài 2: Gạo lứt 500g, vừng đen 50g, lạc nhân 200g. Tất cả đãi sạch, sấy khô rồi rang từng thứ cho chín thơm là được. Sau đó, đem giã hoặc xay vụn thành bột, trộn đều ba thứ với nhau, đựng trong lọ kín để dùng dần.

Mỗi lần lấy một lượng bột thích hợp hòa với nước sôi, quấy đều thành dạng bột đặc, chế thêm đường đỏ, dùng làm đồ điểm tâm hàng ngày.

Tác dụng: Kiện tỳ ích vị, nhuận tràng.

Các loại gạo lứt

Các loại gạo lứt

Bài 3: Gạo lứt 100g, gạo nếp 50g, long nhãn nhục 20g, lệ chi nhục 40g, đường đỏ lượng vừa đủ. Gạo lứt đãi sạch ngâm nước 2 giờ, gạo nếp đãi sạch ngâm nước 1 giờ, long nhãn và lệ chi rửa sạch. Cho gạo lứt và gạo nếp vào nồi đun sôi, sau đó bỏ long nhãn và lệ chi vào nấu trong 40 phút là được.

Tác dụng: Kiện tỳ ích vị, nhuận tràng, dưỡng huyết an thần.

Bài 4: Gạo lứt 150g, đậu hạt hòa lan non 50g, nước dùng gà lượng vừa đủ. Gạo lứt đãi sạch ngâm nước 2 giờ, đậu hòa lan rửa sạch. Hai thứ đem hấp cách thủy trong 20 phút rồi lấy nước dùng gà nấu chín thành cơm ăn hàng ngày.

Tác dụng: Bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ ích vị, lợi thủy tiêu thũng.

Bài 5: Gạo lứt 500g, đậu đỏ 60g, hai thứ đãi sạch đem ngâm nước trong 2 giờ, sau đó cho đậu đỏ vào nồi, đổ một lượng vừa đủ nấu sôi trong 20 phút rồi cho gạo lứt vào nấu đến chín là được, dùng làm cơm ăn hàng ngày.

Tác dụng: Kiện tỳ ích vị, lợi thủy tiêu thũng.

Lưu ý từ thầy thuốc – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của những người có chuyên môn. Nếu nhận thấy sức khỏe không tốt, hãy đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời, đúng cách.

Nguồn: Ysiyhoccotruyen

Có thể bạn quan tâm

20220829_hoang-ky-1

Vị thuốc đông y hoàng kỳ giúp phục hồi sức khỏe sau tai biến

Trong Đông y, hoàng kỳ được xếp vào loại thuốc "Bổ khí", là một trong số những vị thuốc được sử dụng với tần suất rất cao trong các đơn thuốc bổ giúp phục hồi sức khỏe