Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh rất dễ phát tán thành dịch. Do đó phụ huynh cần phải biết cách bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh truyền nhiễm này.
- Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách khi thời tiết lạnh
- Mách bạn những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
- Điều trị hiệu quả bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ bằng một số bài thuốc Đông y
Bệnh sởi ở trẻ nhỏ có nguy cơ lây lan nhanh chóng
Bệnh sởi thường xuất hiện vào mùa đông và mùa thu, bệnh lây lan qua đường hô hấp do đó rất dễ phát tán thành dịch. Thông thường bệnh sởi chỉ kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp điều trị không dứt điểm khiến bệnh kéo dài và tăng nguy cơ biến chứng của bệnh, đe dọa tới sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể khiến trẻ tử vong.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh sởi ở trẻ
Biểu hiện ban đầu của bệnh sởi là sốt nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng, viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa và phát ban. Khoảng 2 – 3 ngày sau, sẽ xuất hiện các nốt nhỏ ở trên da, đốm này là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao lên tới 39 – 40oC. Cùng lúc đó, những mảng đỏ nổi lên, thường là ở trên mặt, theo đường tóc và sau tai. Những nốt đỏ hơi ngứa có thể dần lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Bệnh sởi nặng có thể khiến tử vong.
Điều trị bệnh sởi bằng bài thuốc Đông y
Trong Đông y gọi bệnh sởi là chứng ma chẩn, dịch tà phạm vào hai kinh phế, vị. Có thể áp dụng một số bài thuốc y học cổ truyền dưới đây để điều trị bệnh sởi hiệu quả như:
Giai đoạn đầu của bệnh: giai đoạn này là giai đoạn khởi phát của bệnh,thường khiến trẻ phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, chảy nước mũi, khái thấu, hắt hơi, mắt đỏ, chảy nước mắt. Pháp điều trị là thấu chẩn (thúc sởi mọc), tán phong, thanh nhiệt. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài thuốc để điều trị trong giai đoạn này gồm có những vị thuốc: tang diệp 5g, đạm đậu xị 5g, bạc hà 2g, liên kiều 5g, cam thảo 2g, thuyền thoái 2g, sơn chi 2g, cúc hoa 3g, lô căn 6g. Lưu ý bài thuốc này chỉ giành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi, tùy theo độ tuổi mà liều lượng dùng khác nhau.
Ở giai đoạn sởi mọc: Giai đoạn này nếu trẻ sốt cao, khát nước, phiền táo, mắt đỏ nhiều dử, khí bế, suyễn khái dùng qua lâu nhân 6g, bối mẫu 6g, sa sâm 6g, sinh thạch cao 10g, bạch mao căn 9g, tỳ bà diệp 6g, hạnh nhân 3g, tri mẫu 6g, hoàng cầm 6g, lô căn 9g. Sắc cho trẻ uống 2-3 lần mỗi ngày.
Giai đoạn sởi bay: Bệnh sởi thông thường sẽ khỏi trong vòng 3 đến 7 ngày ác nốt sởi nhạt và chuyển màu thâm, sau đó mất dần, để lại vẩy trắng nhỏ và không bao giờ có sẹo. Trẻ hết sốt, tinh thần khá dần lên, ăn khá, bớt mệt mỏi và bình phục sau 1-2 tuần.
Phương thuốc điều trị trong giai đoạn này cần có các vị thuốc Đông y như: Sa sâm 120 g, hoài sơn 60 g, cam thảo 80 g, đậu đỏ 20 g, hạt sen 120 g, mạch môn 80 g, hoàng tinh 80 g, lá dâu non 120 g. Tất cả tán bột, làm thành viên, ngày uống 30 g, chia làm 3 lần.
Bài thuốc trị sởi nghịch: Sởi nghịch là tình trạng Sởi mọc chưa đầy đã lặn, mọc không theo tình tự thông thường. Trong thời gian sởi mọc, sắc mặt trẻ tái nhợt, chân tay lạnh. Sốt đã lâu mà sởi chưa mọc hoặc sởi đã mọc mà sốt còn cao. Sốt quá cao liên tục, kèm theo hôn mê, co giật, khó thở, quanh môi tím tái. Sởi đã bay mà trẻ vẫn mệt mỏi, không chịu ăn. Sỏi nghịch nặng có tỷ lệ tử vong tới 5 đến 10 % rất nguy hiểm.
Bài thuốc cổ truyền trị bệnh sởi hiệu quả
Nếu bị sởi nghịch thì nên áp dụng một số bài thuốc dưới đây:
- Lá diếp cá tươi 100-200 g, sắc nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Rau mùi cả cây (dùng hạt càng tốt) giã nát với rượu, xát khắp người lúc sởi khó mọc.
- Lúc sởi mọc ít, khó thở, dùng 1 con bồ câu hoặc gà trống tơ, mổ tim còn đập đắp lên vùng mỏm ức, 30 phút sau sẽ hết khó thở, sởi mọc đều.
Dịch sởi hiện đang là mối quan tâm lo lắng của tất cả các bậc cha mẹ có con nhỏ dù đã tiêm phòng vắc-xin hay chưa tiêm phòng. Đây là nguyên nhân khiến không ít trẻ tử vong. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tây, các mẹ cũng có thể tham khảo các bài thuốc dân gian để phòng ngừa cũng như điều trị.
Phòng bệnh sởi hiệu quả cho trẻ
Để hạn chế tối thiểu nguy cơ mắc bệnh sởi ở trẻ, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng chống sởi đầy đủ và đúng lịch (trẻ từ 9 tháng tuổi trở đi là có thể tiêm vắc xin phòng sởi). Tiêm phòng là phương pháp chủ động nhất giúp trẻ phòng tránh sởi. Giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lạ, người đang mắc bệnh và đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com