Danh mục
Bật mí các phương pháp phòng tránh và điều trị khi trẻ bị ho Ho là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến rất nhiều các bậc cha mẹ lo lắng, vậy phương pháp nào phòng tránh và điều trị khi trẻ bị ho? Bật mí 7 bài thuốc dân gian quý chữa viêm gan B Biếng ăn ở trẻ: Nguyên nhân ...
Trang chủ > Tin Y Tế - Sức Khoẻ > Bật mí các phương pháp phòng tránh và điều trị khi trẻ bị ho

Bật mí các phương pháp phòng tránh và điều trị khi trẻ bị ho

Ho là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến rất nhiều các bậc cha mẹ lo lắng, vậy phương pháp nào phòng tránh và điều trị khi trẻ bị ho?

Bật mí cách phòng tránh và điều trị khi trẻ bị ho

Bật mí cách phòng tránh và điều trị khi trẻ bị ho

Trẻ thường mắc phải những loại ho nào?

Theo các Y sĩ y học cổ truyền, ho là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến bệnh thường xuất hiện trẻ nhỏ với rất nhiều với những trạng thái bệnh khác nhau.

Trẻ ho có đờm: đây là hiện tượng khi ho trẻ có nhiều đờm loãng hoặc đặc, đây có thể là một trong những triệu chứng của bệnh viêm xoang hay viêm phế quản. Các bậc cha mẹ có thể nhận thấy qua lúc trẻ ho có đờm, có cảm giác đau ngực, mệt và hơi khó thở.

Trẻ bị ho khan: đây là loại ho không có đờm, thường gặp khi bị viêm mũi gây viêm họng, ngạt mũi hay hắt hơi, bệnh không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Nhưng khi ho trẻ dễ bị nôn trớ nên dễ gây mệt mỏi, chán ăn.

Trẻ bị ho phế quản: dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản. Bệnh này xảy ra do dị ứng thời tiết hoặc là do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp. Thường hay tái phát về đêm và có biểu hiện khò khè, thở lớn, các trường hợp ho này là do nhiễm trùng thanh quản và khí quản.

Trẻ ho lâu ngày: Là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây ra. Các Dược sĩ đã học Cao đẳng Dược chỉ ra các triệu chứng của bệnh là trẻ ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi và sốt. Bệnh này dễ mắc nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng phòng ngừa.

Phương pháp phòng tránh và điều trị khi trẻ bị ho

Cơ thể bình thường rất cần bổ sung nước đặc biệt với trẻ nhỏ khi bị ho bởi nếu như trong cơ thể thiếu nước, thì đờm trong họng sẽ đặc lại. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ho đó là ăn những thức ăn ngọt, lạnh vì ăn những đồ ngọt và lạnh sẽ càng nhiều đờm hơn, do đó cha mẹ nên có thực đơn khoa học cho bé để không bị mắc các bệnh về hô hấp.

Phòng tránh và điều trị khi trẻ bị ho

Phòng tránh và điều trị khi trẻ bị ho

Ngoài ra, cha mẹ cần phải chú ý rèn luyện sức khỏe, bảo đảm không khí trong nhà được lưu thông, sạch sẽ, thường xuyên đưa bé ra hoạt động ở ngoài trời. Tùy theo thời tiết mà mặc trang phục phù hợp cho bé để tránh cho trẻ không bị lạnh quá hoặc nóng quá.

Các chuyên gia khoa nhi kết hợp với các Điều dưỡng viên từng tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, khi trẻ bị ốm cha mẹ không nên chỉ biết cho con dùng thuốc mà quên rằng vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ cũng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Bên cạnh đó, trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, sốt cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa các bộ phận đó cho trẻ. Trong một số trường hợp bệnh nhẹ chỉ bằng những cách đơn giản này trẻ cũng có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Trên đây là những các loại ho mà bé thường mắc phải và cách phòng tránh khi trẻ bị ho sẽ giúp cha mẹ có chế độ chăm sóc sức khỏe cho bé hơn. Nếu trẻ bị ho nặng cha mẹ cần cho trẻ đến ngay các cơ sở Y tế để được khám và điều trị bệnh cho bé để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Nguồn: Y sĩ y học cổ truyền Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

8

5 loại thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ

Nếu mỗi ngày bạn đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một giấc ngủ ...