Danh mục
Bật mí công dụng chữa bệnh của Hoa mào gà đỏ Hoa mào gà đỏ được biết như một loại cây cảnh dùng làm trang trí tuy nhiên ít ai biết được công dụng chữa bệnh hiệu quả từ vị thuốc đông y này.
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Bật mí công dụng chữa bệnh của Hoa mào gà đỏ

Bật mí công dụng chữa bệnh của Hoa mào gà đỏ

Hoa mào gà đỏ thường biết đến như một loại cây cảnh dùng làm trang trí trong nhà tuy nhiên ít ai biết được công dụng chữa bệnh hiệu quả từ vị thuốc đông y này.

Hoa mào gà đỏ vị thuốc Đông y
Hoa mào gà đỏ là một vị thuốc Đông y

Cây mào gà đỏ là loại cây mọc đứng, có cành nhẵn, cao từ 30 cm đến 1,5m. Dân gian có nhiều tên gọi cho loại hoa này như: Kê quan hoa, Kê công hoa, Kê cốt tử hoa, Mồng gà, Lão lai thiểu,…

Theo Y học cổ truyền, hoa Mào gà đỏ vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xích bạch lỵ, trĩ xuất huyết, nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu mũi, đái buốt và ra máu, rong huyết, khí hư, …

Một số bài thuốc Y học cổ truyền từ Hoa mào gà đỏ

Bệnh Cao huyết áp: Kê công hoa 3 – 4 cái, 10 quả Hồng táo, sắc uống hàng ngày.

Thổ huyết: Kê công hoa sao giấm tán vụn, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần với nước ấm hoặc Kê công hoa (dùng cả cây) lượng vừa đủ, sắc uống.

Khạc huyết: Hoa mào gà trắng 30g, Trắc bá diệp 30g, Cỏ nhọ nồi 30g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà tươi 24g, rễ Cỏ tranh tươi 30g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng tươi 15 – 24g (loại khô dùng 6 – 15g) hầm với phổi lợn ăn.

Tỵ nục: Hoa mào gà trắng tươi 30g, Trắc bá diệp 30g, Cỏ nhọ nồi 30g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà dùng cả cây 30g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà 30g, Hải đới 60g sắc uống, hoặc Hoa mào gà 9g, thịt lợn nạc 250g, hai thứ hầm nhừ chia ăn vài lần.

Xích bạch lỵ: Dùng Hoa mào gà sắc với rượu uống. Xích lỵ (phân có máu) dùng hoa màu đỏ. Bạch lỵ (phân chỉ có nhày) dùng hoa màu trắng.

Huyết lâm: Hoa mào gà trắng đốt tồn tính, mỗi ngày uống 15 – 20g với nước cơm hoặc dùng Hoa mào gà 15g sắc uống.

Đại tiện ra máu: Hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6 – 9g, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, hoặc Hoa mào gà trắng 15g, Phòng phong 6g, Tông lư thán 10g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà 30g, Ngải diệp 30g sao đen, sắc uống.

hoa mào gà trị đại tiện ra máu
hoa mào gà trị đại tiện ra máu

Nhọt độc vùng gáy: Sử dụng Hoa mào gà tươi, Nhất điểm hồng tươi (Begonia wilsonii Gagn) và Liên tử thảo tươi với một lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, cho thêm một ít đường đỏ rồi đắp vào chỗ vị nhọt.

Trĩ lở loét: Hoa mào gà 3g, Ngũ bội tử 3g, một chút Băng phiến, tất cả tán bột, trộn với mật lợn rồi bôi lên nơi bị lỡ loét.

Bế kinh: Hoa mào gà tươi 24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chia 3 lần ăn trong ngày.

Trị Di tinh Gồm các vị thuốc đông y:Hoa mào gà trắng 30g, Kim ti thảo (Melica scabrosa Trin) 15g, Kim anh tử 15g, sắc uống.

Đau bụng sau đẻ: Hoa mào gà trắng 30g sắc với rượu vàng uống.

Khí hư: Bạch đới (khí hư màu trắng) dùng Hoa mào gà trắng, xích đới (khí hư có màu đỏ) dùng Hoa mào gà đỏ, sấy khô tán bột, sáng sớm khi bụng đói uống 9g.

Kinh nguyệt quá nhiều: Hoa mào gà lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 6g khi bụng đói với một chút rượu, hoặc Hoa mào gà sao cháy tán bột uống mỗi lần 6 – 9 g với nước ấm, hoặc Hoa mào gà trắng sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần mỗi lần 6g với một chút rượu vang hoặc nước ấm.

Kinh nguyệt không đều: Hoa mào gà đỏ và trắng mỗi loại 9g sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng 15g, Long nhãn hoa 12g, ích mẫu thảo 9g, thịt lợn nạc vừa đủ, hầm ăn.

Mề đay: Kê công hoa dùng cả cây sắc uống và ngâm rửa, nếu nốt sẩn màu đỏ thì dùng hoa màu đỏ, nếu sắc trắng thì dùng hoa màu trắng, hoặc Kê công hoa cả cây và Thương nhĩ thảo lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa.

Các kết quả nghiên cứu dược lý thực tế cho kết quả các dịch Kê công hoa có tác dụng tiêu diệt trùng roi âm đạo (chỉ sau 5 – 10 phút tiếp xúc với dịch thuốc). Ngoài ra, Kê công hoa còn có khả năng nâng cao khả năng chịu đựng của tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu ôxy giúp làm giảm huyết áp, nhịp tim,khiến cơ tim tiêu hao ít oxy.

Có thể bạn quan tâm

20220829_hoang-ky-1

Vị thuốc đông y hoàng kỳ giúp phục hồi sức khỏe sau tai biến

Trong Đông y, hoàng kỳ được xếp vào loại thuốc "Bổ khí", là một trong số những vị thuốc được sử dụng với tần suất rất cao trong các đơn thuốc bổ giúp phục hồi sức khỏe