Danh mục
Chữa bệnh viêm đại tràng bằng những bài thuốc nam đơn giản Đa số người bị viêm đại tràng thường cảm thấy lo lắng với những tác dụng phụ do sử dụng kháng sinh điều trị bệnh trong thời gian dài. Chính vì thế, hiện nay xu hướng chữa bệnh bằng y học cổ truyền, cụ thể là các bài thuốc nam được nhiều người tìm hiểu và áp ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Chữa bệnh viêm đại tràng bằng những bài thuốc nam đơn giản

Chữa bệnh viêm đại tràng bằng những bài thuốc nam đơn giản

Đa số người bị viêm đại tràng thường cảm thấy lo lắng với những tác dụng phụ do sử dụng kháng sinh điều trị bệnh trong thời gian dài. Chính vì thế, hiện nay xu hướng chữa bệnh bằng y học cổ truyền, cụ thể là các bài thuốc nam được nhiều người tìm hiểu và áp dụng.

Các bài thuốc nam đơn giản giúp chữa bệnh viêm đại tràng

Các bài thuốc nam đơn giản giúp chữa bệnh viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng trong y học cổ truyền

Theo Giảng viên Y học cổ truyền Sài Gòn, các triệu chứng của viêm đại tràng được nói đến như sau:

  • Phúc thống (đau bụng):người bệnh có thể đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn, vị trí cơn đau thường là hạ sườn trái, ngoài ra có thể là đau ở hạ sườn phải hay dưới rốn.
  • Tiết tả (tiêu chảy):người bệnh mót đại tiện, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Tràng phong (phân lẫn máu):người bệnh đi ngoài ra máu.
  • Khí huyết suy hư (suy nhược cơ thể):người bệnh gầy yếu, suy nhược, thiếu máu, chán ăn, thường xuyên chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, sốt.

Trong y học cổ truyền, nguyên nhân của bệnh đại tràng được xác định chủ yếu là bởi tỳ vị hư tổn (tỳ là một cơ quan nằm bên trái của dạ này có chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, dạ dày gọi là vị). Khi chức năng của tỳ và vị suy yếu, ắt sẽ sinh bệnh.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm đại tràng được nhắc đến đó là can thận bất hòa, thấp nhiệt, tỳ thận dương hư. Vì thế, để chữa khỏi căn bệnh này thì phải loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Mục tiêu điều trị nhằm tăng kiện tì vị, điều hòa can tị, trừ thấp, chỉ tả,  thanh nhiệt hóa thấp, tiêu độc, hành khí hóa ứ, ôn thận, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống. Từ đó, chức năng của tỳ vị được phục hồi, các triệu chứng khó chịu của viêm đại tràng sẽ dần cải thiện.

Các bài thuốc nam nổi tiếng để chữa viêm đại tràng

Giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền chia sẻ một số bài thuốc nam giúp hỗ trợ trị bệnh viêm đại tràng như sau:

Bài thuốc chữa viêm đại tràng với củ riềng

  • Người bị tiêu chảy kéo dài do viêm đại tràng gây ra có thể dùng bột củ riềng tán nhỏ để uống trước bữa ăn, mỗi lần uống 5g.
  • Nếu cảm thấy khó tiêu, bụng ì ạch thì có thể dùng một củ riềng nhỏ cạo sạch vỏ thái lát mỏng rồi thêm gừng tươi thái lát, 1 nắm lá lốt và lá ổi sắc uống, mỗi ngày 2 – 3 lần để giải trừ triệu chứng khó chịu.

Bài thuốc chữa viêm đại tràng với lá ổi

Cách trị viêm đại tràng thể tiêu chảy:

  • Lấy 20g búp ổi non, 8g gừng tươi. Rửa sạch, băm nhỏ rồi sắc uống ngày 2 lần.
  • Lấy 20g lá ổi loại vừa, 20g vỏ bưởi phơi khô, 10g lá trà xanh, 2 lát gừng tươi. Sắc nước uống 2 – 3 lần trong ngày.

Bài thuốc chữa viêm đại tràng với lá mơ

Người bệnh viêm đại tràng thể tiêu chảy có thể dùng 30 – 50 lá mơ lông, rửa sạch, thái chỉ, đúc trứng gà rồi đặt lên chảo rán (không cho dầu ăn), ăn 2 lần/ngày, trong 1 tuần để giảm khó chịu.

Nếu người bệnh bị khó tiêu sau bữa ăn thì có thể lấy 10 – 15 lá mơ lông, rửa sạch, ăn kèm trong bữa cơm hoặc giã nát chắt lấy nước cốt để uống để cải thiện tình trạng khó tiêu.

Bài thuốc chữa viêm đại tràng với khổ sâm

Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, những người hay đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng thì có thể lấy 1 nắm lá khổ sâm và lá phèn đen đem rửa sạch rồi sắc nước uống mỗi ngày 1 lần. Nếu bị đau bụng không rõ nguyên nhân thì có thể rửa sạch 3 – 4 lá khổ sâm tươi rồi nhai với muối trắng, cơn đau bụng sẽ thuyên giảm nhiều.

Bài thuốc chữa viêm đại tràng với hoàng bá

Bài thuốc:

  • Hoàng bá, chi tử mỗi vị 12g
  • Cam thảo 6g

Cách dùng: sắc thang uống với 700ml, đung cạn cho đến khi nước chỉ còn khoảng 1/2 thì chia làm 3 bát cho 3 lần, uống trước mỗi bữa ăn trong ngày.

Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng hoa mộc trắng

Bài thuốc 1: 15g cỏ cây hoa mộc trắng sắc kỹ với 600ml nước, đun già lửa cho đến khi chỉ còn 1/2 nước ban đầu, thì chắt lấy nước cốt và uống trước lúc ăn sáng. Nên kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tháng để có hiệu quả.

Bài thuốc 2: Hoa mộc trắng, hoàng bá, hoàng liên mỗi vị lấy 10 g, đem sắc uống.

Bài thuốc chữa viêm đại tràng do nhiễm khuẩn

Những bài thuốc sau đây có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt hóa thấp,  dùng trong trường hợp người bênh viêm đại tràng bị nhiễm khuẩn, có triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần, mót đại tiện, phân nhầy máu.

  • Cát căn 16g, kim ngân hoa 12 – 16g, bồ công anh 12 – 16h, quả dành dành sao cháy 8g, sắc uống trong ngày.
  • 40 – 60g rau sam, 40g bông mã đề, sắc kỹ với nửa lít nước, cho đến khi chỉ còn khoảng 200ml thì chia làm 2 bát cho 2 lần, uống lúc bụng đói.

Bài thuốc chữa viêm đại tràng do tỳ vị hư

Các  bài thuốc này giúp kiện tỳ, ích vị, trừ thấp chỉ tả, dùng với bệnh nhân bị viêm đại tràng do tỳ vị suy yếu, có các triệu chứng là đau bụng, đi ngoài phân lỏng, ăn vào không tiêu, tiêu chảy, buồn nôn sau khi ăn đồ tanh lạnh, thực phẩm lạ…

  • 15g vỏ cây lựu, 15g trần bì, 6g gừng khô, sắc nước uống trong ngày.
  • 10 – 16 g Bông mã đề, 3g lá chè xanh, đem hãm với nước sôi như pha trà trong 20 phút, uống rải rác trong ngày.
  • 60g gạo tẻ, 30g ý dĩ nhân sao khô, đem nấu thành cháo nhừ, ăn 2 – 3 lần/ ngày

Bài thuốc chữa viêm đại tràng do can tỳ bất hòa

Bệnh nhân viêm đại tràng do can tỳ bất hòa (bệnh do căng thẳng, stress gây ra) thì dùng bài thuốc dưới đây sẽ giúp điều hòa can tỳ, lý khí, chỉ tả.

Chuẩn bị 10g hoa nhài khô, 15g phật thủ thái sợi chỉ nhỏ, 2 quả trứng gà luộc chín, bóc vỏ. Cho trứng gà vào nồi với lượng nước vừa phải nấu chung với hoa nhài và phật thủ trong khoảng 15 phút, ăn nóng khi đói bụng để cải thiện bệnh.

Bài thuốc chữa viêm đại tràng do tỳ thận hương hư

Bệnh nhân viêm đại tràng do tỳ thận dương hư khiến da dẻ vàng vọt, cơ hể gầy yếu, kém ăn, hay đau bụng tiêu chảy thì có thể sử dụng các bài thuốc dưới đây.

  • Củ sung, hoài sơn, hạt sen mỗi loại 30g, sa nhân 12g, gừng khô 4g. Đem sắc kỹ với 600ml nước, cho đến khi nước cạn chỉ còn 1/3 thì chia làm 2 bát uống 2 lần trong ngày, trước mỗi bữa ăn.
  • Bồ dục heo (hoặc dê) 1 cặp, phá cố chỉ 10g, nhục đậu khấu 10g, hạt tiêu 10g, đại hồi 10g. Các vị thuốc rửa sạch, cho vào túi vải. Bồ dục làm sạch, xắt miếng vừa ăn, đem hầm với các vị thuốc trong 30 phút, vớt túi thuốc ra, nêm thêm gia vị, dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.

Lưu ý khi trị bệnh viêm đại tràng bằng thuốc nam

Mặc dù các bài thuốc Y học cổ truyền có cách áp dụng khá đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, tuy nhiên không nên áp dụng tùy tiện. Với những người chưa có hiểu biết đầy đủ về dược liệu, đôi khi có thể dẫn đến nhầm lẫn khi chọn mua hoặc kết hợp sai cách khiến cho các vị thuốc tương tác nhau gây ra những phản ứng không tốt, làm mất đi tác dụng chữa bệnh.

Chẳng hạn: Hoàng cầm dùng chung với sinh khương sẽ kiềm chế tính ấm của sinh khương, cam thảo sẽ phản cam toại, bạch cập không dùng chung với bán hạ…

Về nguyên tắc, các vị thuốc tương phản nhau thì không thể dùng chung với nhau.

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.