Danh mục
Hiểu đúng về thuốc Y học cổ truyền là như thế nào? Thuốc Y học Cổ truyền có nguồn gốc tự nhiên gồm các loại thực vật, động vật, khoáng vật được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh với bệnh tật của nhân dân xưa. Vậy hiểu đúng về thuốc Y học cổ truyền như thế nào? Tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Hiểu đúng về thuốc Y học cổ truyền là như thế nào?

Hiểu đúng về thuốc Y học cổ truyền là như thế nào?

Thuốc Y học Cổ truyền có nguồn gốc tự nhiên gồm các loại thực vật, động vật, khoáng vật được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh với bệnh tật của nhân dân xưa. Vậy hiểu đúng về thuốc Y học cổ truyền như thế nào?

Hãy cùng bác sĩ Lê Thị Ngoan- giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về thuốc y học cổ truyền.

Hiểu đúng về thuốc Y học cổ truyền là như thế nào?

Nguồn gốc của Thuốc Y học cổ truyền, cách thu hái và bảo quản thuốc

Hỏi: Thưa bác sĩ, Thuốc y học cổ truyền có nguồn gốc từ đâu?

Trả lời:

– Thuốc Y học cổ truyền gồm các loại thực vật, động vật, khoáng vật và một số chế phẩm hoá học.

– Sự xuất hiện của thuốc là do kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh với bệnh tật của nhân dân mà tìm ra.

– Số lượng, chất lượng tiến bộ theo sự phát triển của nền sản xuất của xã hội.

– Thời nguyên thuỷ, thực vật hay động vật do nguồn tự nhiên cung cấp, sau thiếu dần phải gieo trồng, thu hái và chăn nuôi. Các loại thuốc khoáng vật phát triển theo nguồn khai thác mỏ như thạch cao, chu sa, hùng hoàng…

– Ở nước ta, trước khi có nền y tế Xã hội chủ nghĩa, các thuốc thường dùng đều phải nhập. Hiện nay ta đã tìm và xác định theo khoa học được nhiều cây thuốc có trong nước, một số thuốc đã di thực được như: sinh địa, bạch truật, huyền sâm, bạch chỉ… Một số vị thuốc do điều kiện đất đai, thổ nhưỡng chưa di thực được còn phải nhập.

Hỏi: Thuốc y học cổ truyền được thu hái và bảo quản như thế nào?

Trả lời:

Thu hái

– Các bộ phận cây thuốc có thời kỳ sinh trưởng nhất định nên thời gian thu hái khác nhau để đảm bảo tỷ lệ hoạt chất cao nhất.

– Gốc, củ, vỏ, rễ: Đầu xuân cuối thu, mùa đông (lúc cây khô héo hoạt chất tập trung tại rễ). Mầm, lá, mùa xuân hè. Hoa thu hái lúc ngậm nụ hoặc mới nở như hoa cúc, hoa kim ngân. Quả thu hái lúc đã chín, hạt thu hái lúc quả thật chín.

Cách Bảo quản:

Tránh ẩm thấp, nóng, ánh sáng mặt trời, sâu mọt. Cần đậy kín thuốc có tinh dầu, phơi chỗ râm (âm can).

 Thuốc y học cổ truyền được bào chế nhằm mục đích gì?

  • Làm mất hoặc làm giảm chất độc của thuốc. Thí dụ: Bán hạ dùng sống gây ngứa, nên phải chế với nước gừng. Ba đậu có dầu gây ỉa chảy dữ dội, cần bào chế làm mất chất dầu, giảm độc tính.
  • Điều hoà lại tính năng của vị thuốc, làm hoà hoãn hoặc tăng công hiệu.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hậu giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, có một số vị thuốc dùng sống, chín với tác dụng khác nhau. Thí dụ: Sinh địa dùng sống tính lạnh mát dùng để thành nhiệt lương huyết. Thục địa là Sinh địa đem nấu chín với rượu tính hơi ấm dùng để bổ huyết.

  • Bỏ tạp chất, làm cho sạch
  • Qua bào chế, giúp cho bảo quản dễ dàng, sử dụng thuận lợi, dự trữ được thuốc vì thuốc thực vật sinh trưởng có mùa.

Cách sử dụng và bảo quản thuốc y học cổ truyền

Một số phương pháp bào chế thuốc Y học cổ truyền

Hỏi: những phương pháp bào chế thuốc đông y nào?

Trả lời:

– Dùng lửa (hoả chế): Dùng lửa trực tiếp hay gián tiếp hong, sấy, đốt làm khô ráo, sém vàng, thành than.

  • Nung: bỏ ngay vị thuốc vào lửa đỏ, hoặc nung trong nồi chịu lửa, thường dùng cho các loại thuốc kháng vật: Mẫu lệ, Từ thạch… làm cho mất nước tăng tác dụng hấp thu hoặc thu sấp.
  • Bào: cho vị thuốc vào chảo sao trong chốc lát, đến khi xém vàng xung quanh, nứt nẻ, làm giảm tính mãnh liệt của thuốc như Bào khương.
  • Lùi: đem vị thuốc bọc giấy ướt hay cám lùi vào tro nóng hoặc than đến khi giấy cháy, cám cháy là được để thu hút một số hoạt chất có dầu, làm giảm bớt độc tính của thuốc như Cam toại.
  • Sao: đem vị thuốc cho vào nồi rang, chảo mà sao, là phương pháp hay dùng nhất. Tuỳ vào mức độ nóng khác nhau ta có sao vàng: Bạch truật, Hoài sơn; sao cháy; Quả dành dành; sao đen (thành than tồn tính vẫn giữ nguyên hình dạng chưa thành tro): Trắc bá diệp. Thường sao vàng để kiện tỳ, sao đen để cầm máu.
  • Sấy: sấy thuốc trên than, trong lò sấy. Sấy khô: Cúc hoa, Kim ngân hoa; sấy vàng khô ròn như: Thuỷ điệt, Manh trùng.
  • Chích: (nước) chích là sao có tẩm mật, đường và các thành phần khác đến khi không dính làđược. Chính để làm tăng tác dụng của vị thuốc, như chích cam thảo với mật để làm tăng tác dụng dinh dưỡng, nhuận phế.

– Dùng nước (thuỷ chế): Dùng nước làm cho vị thuốc sạch, mềm dễ thái giảm độc tính.

  • Rửa: làm sạch chất bẩn, đất.
  • Giặt sạch: Lâu công hơn rửa, dùng nguồn nước tưới vào thuốc cho trôi hết tạp chất.
  • Ngâm: Dùng nước nguội hay nước sôi để ngâm. Đào nhân ngâm nước dễ bóc vỏ. Nếu vị thuốc quá cứng phải ngâm lâu cho mềm dễ thái, giảm độc tính.
  • Tẩm: Ngâm cho mềm vị thuốc dễ bào nhỏ
  • Thuỷ phi: Cho thêm nước vào nghiền chung với thuốc để tán nhỏ mịn và thuốc không bay ra như Hoạt thạch, Chu sa, Thanh đại.
  • Phối hợp dùng lửa nước (thuỷ hoả hợp chế)
  • Chưng: chưng cách thuỷ cho chín, hoặc chưng với rượu như thục địa để làm mất tính đắng lanh của thuốc, thây đổi công hiệu.
  • Nấu: đém thuốc nấu với nước, nước sắc vị thuốc khác, giấm. Nấu lấy tinh chất hoà tan rồi cô thành cao.
  • Tôi: đem vị thuốc nung đỏ tôi với nước, giấm làm cho tan rã và ngậm nước, thường dùng cho các loại khoán vật.

Ngoài ra còn dùng giấm, rượu nước cơm, nước muối ăn mà chế chung với các cách tẩm, ngâm nước, nướng, sao, chưng cất để đạt yêu cầu chữa bệnh: rượu đưa lên, gừng phát tán, muối vào thận, giấm vào can.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.