Ngộ độc thức ăn là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, một số bài thuốc, mẹo nhỏ từ dân gian giúp giải quyết hiệu quả vấn đề ngộ độc ở thể nhẹ.
- Ngăn ngừa suy giảm tế bào máu nhờ 3 loại trà dược đơn giản
- Những bài thuốc trị viêm lợi, răng mang đến hiệu quả cao
- Món ăn thuốc tốt cho sức khỏe từ khoai lang
Cách chữa ngộ độc thực phẩm bằng dân gian
Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tư vấn, triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm là đau bụng dưới, trướng bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng, mẩn ngứa…các triệu chứng sẽ giảm dần trong vòng 48 giờ… Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ hoặc vừa, bạn có thể chữa trị ngay tại nhà hoặc điều trị sơ cứu bằng một trong những bài thuốc sau trước khi gọi cấp cứu đến bệnh viện.
Chữa ngộ độc thức ăn
- Bài 1: Quả khế (2-3 quả) ép lấy nước uống.
- Bài 2: Hạt đậu xanh nghiền sống hòa nước, uống thật nhiều để nôn ra và giải độc.
Nếu ngộ độc gây tiêu chảy: Tỏi 100g sắc với 300ml, còn 100ml uống ấm.
Chữa nôn, đầy bụng giải độc thức ăn, giúp tiêu hóa: Hạt thìa là 3-6g nhai nuốt.
Chữa ngộ độc thức ăn gây đau bụng, nôn nhiều, đại tiện lỏng
- Bài 1: Giềng, gừng khô, củ gấu lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6g, ngày uống 3 lần.
- Bài 2: đậu ván trắng 20g, hương nhu 16g, hậu phác 12g, sắc uống.
Củ chuối tiêu thái miếng cho đầy nồi, đổ ngập nước, nấu với 40g muối, lấy 0,5 lít nước sắc uống để gây nôn. Quả chuối xanh chát, chuối hột non thái lát làm rau ăn sống với sứa, cá gỏi cùng với rau thơm để cho bớt tanh và phòng tiêu chảy.
Chữa dị ứng mẩn ngứa do ăn hải sản
- Bài 1: Lá tía tô một nắm giã vắt lấy nước cốt uống, lấy bã xát vào chỗ ngứa, kiêng dầm nước và ra gió.
- Bài 2: Gừng sống và hành trắng, mỗi vị 15-20g cho vào ấm đậy kín sắc lấy nước uống nóng.
Những bài thuốc chữa ngộ độc thực phẩm bằng dân gian vốn rất hiệu quả
Giải độc đối với ngộ độc thịt và nấm
Cam thảo bắc (không sao, đồ mềm, sấy khô) 20g, đại hoàng 20g. Sắc uống.
Chữa ngộ độc thức ăn gây nôn mửa, tiêu chảy
Đậu ván trắng 20g, hương nhu 16g, hậu phác 12g. Sắc uống.
Ngoài ra đề hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm chúng ta cần chú ý lựa chọn những thực phẩm rõ nguồn gốc, không ăn đồ ôi thiu, dập nát. Ăn chín uống sôi. Nghiên cấm tuyệt đối sử dụng các loại củ quả nảy mầm.
Theo tư vấn của các Y sĩ Y học cổ truyền thì những bài thuốc dân gian trên chỉ được dùng ở thể nhẹ. Khi người bệnh có triệu chứng ngộ độc năng cần phải được đưa đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Tránh để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com – suckhoedoisong.vn