Danh mục
Khắc phục tỳ vị hư nhược ở trẻ em Ăn uống không tiêu, gầy mòn… là những biểu hiện của chứng tỳ vị hư nhược. Để điều trị, Đông y có nhiều bài thuốc mà bạn có thể tham khảo. Tìm hiểu những tác dụng của vị thuốc đông y hạt mã tiền Thầy thuốc đông y chia sẻ những tác dụng của hạt ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Khắc phục tỳ vị hư nhược ở trẻ em

Khắc phục tỳ vị hư nhược ở trẻ em

Ăn uống không tiêu, gầy mòn… là những biểu hiện của chứng tỳ vị hư nhược. Để điều trị, Đông y có nhiều bài thuốc mà bạn có thể tham khảo.

Khắc phục tỳ vị hư nhược ở trẻ em

Khắc phục tỳ vị hư nhược ở trẻ em

Người xưa thường nói: “Phi tích bất thành cam” (không tích thì không thành chứng cam) “Tích thị cam chi mẫu” (Tích là mẹ của chứng cam). Theo thầy thuốc YHCT – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, nguyên nhân gây chứng tích phần nhiều là do tỳ vị không tiêu hóa, hay ăn đồ sống lạnh, dính ngấy, ngọt béo, tích trệ ở trung quản hoặc do tỳ hư lâu ngày đã thành chứng cam tích.

Bài thuốc y học cổ truyền trị tỳ vị hư nhược ở trẻ em

Trong y học cổ truyền, bài thuốc Phì nhi hoàn, phù tỳ giúp tỳ khỏe mạnh, tiêu hóa tốt, tích tụ tiêu đi, các chứng tự khỏi.

Thành phần bài thuốc Phì nhi hoàn (Ấu ấu tập thành) chữa chứng tỳ vị hư nhược ở trẻ em gồm có: Sa nhân 18g (sao rượu), liên nhục 72g (bỏ vỏ và tâm xanh, sao), bạch truật 30g (sao với hoàng thổ hoặc đất vách), sơn tra 12g sao, nhân sâm 3g (thái lá, sấy khô), pháp bán hạ 12g (bán hạ chế kỹ với gừng), thần khúc 18g (loại thần khúc tốt, sao), phục linh 30g (tẩm sữa hấp phơi khô), chích cam thảo 6g, ý dĩ nhân 18g (sao).

Các vị cùng tán thành bột nhỏ, luyện với mật ong làm viên, mỗi viên 9g. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần uống 1 viên, uống với nước cơm.

Lưu ý: Trong trường hợp không có nhân sâm thì có thể thay bằng đảng sâm 15g.

Tác dụng: Tích khí kiện tỳ, tiêu thực, hòa vị.

Chủ trị: Trẻ em tỳ vị hư nhược, da thịt gầy mòn, ăn uống không tiêu. Tỳ hư thì chất tinh vi (chất dinh dưỡng), khí huyết sinh hóa bất túc.

Triệu chứng: Vàng mặt, tỳ mất đi kiện vận, cơ bắp gầy, bụng chướng tiêu chảy, ăn uống không tiêu, không thiết ăn uống, phối hợp bài tứ quân tử thang, tích khí bổ trung, kiện tỳ dưỡng vị làm chủ dược.

Tỳ ưa táo (khô), tỳ hư không vận hóa, sợ thấp (ướt), thường dễ sinh đàm, sinh thấp. Vì vậy nên dùng ý dĩ nhân để kiện tỳ trữ thấp, bán hạ táo, trần bì thấp hóa đàm cùng là thuốc phụ trợ.

Bài thuốc y học cổ truyền trị tỳ vị hư nhược ở trẻ em

Bài thuốc y học cổ truyền trị tỳ vị hư nhược ở trẻ em

Những điều cha mẹ cần lưu ý

Bên cạnh việc sử dụng bài thuốc trên, các bậc cha mẹ cần chú ý đến các vấn đề sau được Y sĩ Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn nguồn từ báo SK&ĐS:

– Không cho trẻ ăn quá no, thức ăn sống lạnh, hay những món xào nấu quá béo.

– Cho trẻ ăn uống đúng giờ, ăn có mức độ, ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, ấm và nấu nhừ.

– Khi trẻ bắt đầu hồi phục cần tăng lượng thức ăn từ ít đến nhiều. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ để trẻ có thể ăn hết suất ăn cũng như hấp thụ được hết chất dinh dưỡng của món ăn, từ đó tăng sức đề kháng với bệnh tật.

Lưu ý: Tất cả những thông tin trên mang tính chất tham khảo. Quý độc giả không tự ý sử dụng, đồng thời nên khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống – Y sĩ Y học cổ truyền tổng hợp

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bệnh viện thẩm mỹ gangwhoo

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.