Danh mục
Một Số Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Trị Đau Lưng Y học cổ truyền vẫn luôn được đánh giá là phương pháp điều trị các bệnh mãn tính như đau lưng hiệu quả nhất hiện nay. Đau lưng là bệnh không thể tránh khỏi trong cuộc đời, tỉ lệ bị bệnh đau lưng tỉ lệ thuận so với tuổi thọ của con người. Trong Đông ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Một Số Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Trị Đau Lưng

Một Số Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Trị Đau Lưng

Y học cổ truyền vẫn luôn được đánh giá là phương pháp điều trị các bệnh mãn tính như đau lưng hiệu quả nhất hiện nay.

y-si-y-hoc-co-truyen

Đau lưng là bệnh không thể tránh khỏi trong cuộc đời, tỉ lệ bị bệnh đau lưng tỉ lệ thuận so với tuổi thọ của con người. Trong Đông y thì đau lưng được gọi là yêu thống, thường liên quan đến các bệnh về thận như có sỏi, viêm, ứ nước. Bệnh còn do phong thấp hoặc các cơ chằng vùng lưng bị tổn thương do tại nạn, bị đánh đập…

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đâu lưng là gì?

  • Do hàn thấp xâm nhập hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí gây nên đau, hoặc do lao động quá sức mất thăng bằng khí cơ hoặc tổn thương cân cơ xương khớp gây đau. Triệu chứng điển hình là lưng đau nhẹ, đau nặng dần, thay đổi tư thế vẫn không giảm, thời tiết thay đổi làm đau hơn, rêu lưỡi trắng nhớt.
  • Do công năng thận quá suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, tinh tủy hoặc thận bị trở trệ đình tích lâu ngày gây đau.

Một số bài thuốc Y học cổ truyền chữa đau lưng hiệu quả:

  • Nếu đau do hàn thấp: dùng bài thuốc bạch thược 8 g, cam thảo 2 g, đảng sâm 8 g, đỗ trọng 8 g, độc hoạt 4 g, đương quy 8 g, ngưu tất 4 g, phòng phong 4 g, phục linh 8 g, quế tâm 2 g, sinh địa 12 g, tang ký sinh 4 g, tần giao 4 g, tế tân 2 g, xuyên khung 4 g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Đau do thấp nhiệt vùng hông và lưng đau, cảm giác đau nóng, tiểu ít, nước tiểu đỏ, vàng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch nhu sác. Cần dùng bài thuốc: hoàng bá 40 g, khương truật 40 g. Các vị tán mịn, ngày uống ba lần, mỗi lần 15 g, hòa với nước khương trấp.
  • Đau do thận quá hư suy với triệu chứng đau âm ỉ liên miên, vận động đau tăng, gối mỏi, chân không có sức. Thận dương hư làm bụng dưới co cứng, mặt nhạt, chân tay lạnh, mạch trầm tế. Cần dùng bài thuốc: cam thảo 4 g, đỗ trọng 12 g, hoài sơn 16 g, kỷ tử 8 g, nhân sâm 8 g, nhục quế 4 g, phụ tử chế 2 g, thù du 8 g, thục địa 32 g. Các vị sao giòn, tán mịn, trộn mật hoàn viên (trừ thục địa chưng thành cao), ngày uống 3 lần, mỗi lần 20g.
  • Đau do thận âm hư gây bứt rứt khó ngủ, miệng khô, sắc mặt đỏ, lòng bàn tay, bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Dùng bài thuốc: cam thảo 4 g, kỷ tử 8 g, hoài sơn 12 g, ngô thù 8 g, phục linh 12 g, thục địa 32 g. Các vị sao giòn, tán mịn, trộn mật, hoàn viên (trừ thục địa chưng nghiền mịn). Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20g.
  • Đau do lao động quá sức gây thương tổn lưng, vùng đau cố định, song đau như dùi đâm, ấn vào càng đau hơn, chất lưỡi tối hoặc có điểm xuất huyết, mạch tế sác. Dùng bài thuốc: chích thảo 4 g, đào nhân 12 g, địa long 6 g, đương quy 12 g, hồng hoa 12 g, hương phụ 12 g, tương hoạt 12 g, ngũ linh chi 12 g, ngưu tất 12 g, tần giao 12 g. Sắc uống ngày một thang.

Xem thêm: http://ysiyhoccotruyen.com/

Có thể bạn quan tâm

24214

Các phương thuốc đông y trị chứng nhiệt miệng hiệu quả

Áp dụng điều trị nhiệt miệng bằng các bài thuốc đông y có tác dụng giảm đau và làm rút ngắn thời gian điều trị, giúp nhiệt miệng nhanh khỏi mà lại rất an toàn.