Danh mục
Phương pháp bấm huyệt điều trị đau gót chân hiệu quả trong Đông Y Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương… Bài thuốc Y học Cổ truyền trị hiệu quả bệnh sởi ở trẻ nhỏ Lá đu đủ với nhiều công dụng ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Phương pháp bấm huyệt điều trị đau gót chân hiệu quả trong Đông Y

Phương pháp bấm huyệt điều trị đau gót chân hiệu quả trong Đông Y

Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương…

Hình ảnh gai gót chân

Đau gót chân là gì? Điều trị đau gót chân trong Đông y và Tây y

Đau gót chân là hiện tượng người bệnh cảm thấy đau nhức, cắn giật ở vùng gót chân rất khó chịu, đau thường tăng lên khi vận động, và giảm khi nghỉ ngơi, nằm một chỗ. Đây là một triệu chứng bệnh lý rất thường gặp, dễ mắc phải nếu không biết cách phòng ngừa, và khó điều trị cũng như dễ tái phát nếu để lâu không được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc.

Điều trị đau gót chân trong Tây y:  Phương pháp điều trị đau gót chân trong Tây y hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể giải quyết tạm thời cơn đau gót chân mà không chữa khỏi được dứt điểm bệnh.

Điều trị đau gót chân trong Đông y:

Với kiến thức Đông y của các Y sĩ Y học cổ truyền TPHCM cho rằng gan bàn chân là nơi quy tụ nhiều huyệt đạo, huyết kinh mạch không thông bị ứ trệ, máu không tuần hoàn lưu thông tốt đến gan bàn chân gây ra viêm, sưng, đau gót chân. Trong khi đó “Thận chủ cốt” tức là mọi chứng bệnh đau nhức về cơ, gân, xương cốt đều do thận mà ra. Thận là bộ phận quyết định đến mọi chức năng của gân cốt.

Chữa bệnh đau gót chân từ gốc hiệu quả chỉ cần tìm ra nguyên nhân gây đau gót chân sau đó dùng bài thuốc thích hợp là có hiệu quả. Trường hợp đau gót chân do thận hư thì bổ thận ích khí, tăng cường chức năng của thận, nếu khí hư dẫn đến khí huyết, kinh mạch không thông thì hành khí – hoạt huyến làm tăng lưu thông khí huyến dẫn đến máu lưu thông đến tứ chi tốt hơn đồng thời đưa những vị thuốc thảo dược có tính kháng viêm mạnh để tiêu viêm trừ thấp, khi bệnh hết viêm, sưng, khí huyết lưu thông thì hết đau, bệnh không còn. Bên cạnh đó gân do can huyết sinh ra và nuôi dưỡng (Can sinh cân), một khi can huyết không đầy đủ thì gân sẽ bị suy yếu, khô, kém đàn hồi và dễ bị tổn thương do ngoại tà, hoặc sang chấn. Khi đó điều trị đau gót chân chỉ cần bổ can huyết để nuôi gân đồng thời dùng kèm với thuốc hoạt huyết là bệnh đau gót chân sẽ khỏi mà không cần phải phẫu thuật.

Trong trường hợp đau gót chân do gai gót chân thì ngoài dùng thuốc sắc uống kết hợp với thuốc đắp đã có hiệu quả sau 10-20 ngày bệnh nhân chụp lại gót thấy gai đã mòn.

Các Y sĩ Y học cổ truyền hướng dẫn bấm huyệt chữa đau gót chân

Đau gai gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp đặc biệt khi đột ngột đứng dậy thấy đau nhứt ở gót chân. Không may bị tình trạng này, bạn có thể tự tiến hành một số biện pháp chữa trị đơn giản trong Đông y như sau:

Phương pháp bấm huyệt trị đau gót chân

Cách 1: Trước hết,  dùng tay ấn nhẹ vùng gót để xác định vị trí đau nhất rồi lấy ngón tay cái day điểm này từ ngoài vào trong, từ nhẹ đến mạnh, theo chiều kim đồng hồ chừng 5 phút. Tiếp đó, vẫn dùng ngón tay cái bấm với cường độ vừa phải trong khoảng 1 phút. Cuối cùng, xác định huyệt dũng tuyền là điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ hai và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân. Day ấn huyệt này chừng 1 phút. Để tăng tác dụng, cần ngâm chân trong nước nóng chừng 7-10 phút trước khi tiến hành day bấm.

Cách 2: Xác định và day bấm huyệt phong trì chừng 5 phút. Vị trí huyệt phong trì là ở trong góc lõm do đáy hộp sọ và bờ ngoài khối cơ phía sau cổ (cơ thang) tạo nên, mỗi bên một huyệt. Day bấm huyệt vị này làm khí huyết được lưu thông, tuần hành xuống phía dưới bàn chân.

Cách 3: Xác định và day bấm huyệt túc căn chừng 5 phút. Vị trí huyệt túc căn là từ giữa nếp gấp cổ tay đo lên 8 phân. Đây là huyệt vị đặc trị chứng đau gót chân do bất cứ nguyên nhân nào. Nếu đau nhẹ thì chỉ day bấm 1-2 lần là khỏi, nếu nặng thì phải tiến hành 1-2 tuần mới thuyên giảm và ổn định.

Cách 4: Dùng ngón tay cái day ấn điểm đau từ 3-5 phút. Sau đó, dùng ngón tay cái day bấm các huyệt thừa sơn, tam âm giao, giải khê và côn lôn. Mỗi huyệt chừng 2-3 phút. Vị trí huyệt thừa sơn nằm ở giữa bắp chân phía sau. Huyệt tam âm giao nằm ở phía trên đỉnh mắt cá trong 3 tấc, ngay sát bờ trong xương chày. Huyệt giải khê nằm ở chỗ lõm giữa nếp gấp cổ chân. Vị trí huyệt côn lôn ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá ngoài và bờ sau gân gót. Tiếp đó, miết từ 1/3 dưới cẳng chân đến gân gót chân, rồi dùng 3 ngón cái, trỏ và giữa day bóp gót chân. Cần vận động xoay khớp mắt cá chân theo chiều thuận và ngược kim đồng hồ từ 3-5 phút, rồi dùng bàn tay xát phía trong, phía ngoài gót chân cho đến khi có cảm giác nóng lên là được. Tiếp tục day điểm đau trong vòng nửa phút.

Ngoài ra, Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thanh Hậu làm công tác giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ cách khắc phục chứng đau gót chân bằng những phương pháp đơn giản như:

Nên ngâm chân thường xuyên bằng các bài thuốc y hoc cổ truyền

– Ngâm chân trước khi ngủ: ngâm trong nước ấm khoảng mười phút. Sau đó, dùng tay ấn nhẹ vùng gót để tìm ra vị trí đau nhất rồi day tại điểm đó theo hướng từ ngoài vào trong và mạnh dần lên. Day thêm huyệt dũng tuyền ở chỗ lõm giữa gan bàn chân sẽ rất hiệu quả.

– Mang đế lót trong giày: giúp nâng đỡ bàn chân, giảm áp lực lên cân gan chân. Đi dép thấp, mềm.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

24214

Các phương thuốc đông y trị chứng nhiệt miệng hiệu quả

Áp dụng điều trị nhiệt miệng bằng các bài thuốc đông y có tác dụng giảm đau và làm rút ngắn thời gian điều trị, giúp nhiệt miệng nhanh khỏi mà lại rất an toàn.