Danh mục
Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của cây Bá tử nhân Bá tử nhân hay còn được gọi với tên khác là trắc bách hiệp hay bách tử nhân. Đây là một vị thuốc Đông y với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Sau đây các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM sẽ chia sẻ một số thông tin cũng ...
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của cây Bá tử nhân

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của cây Bá tử nhân

Bá tử nhân hay còn được gọi với tên khác là trắc bách hiệp hay bách tử nhân. Đây là một vị thuốc Đông y với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Sau đây các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM sẽ chia sẻ một số thông tin cũng như công dụng của loại thảo dược đặc biệt này.

Bá tử nhân thương mọc hoang hay được trồng để làm cảnh

Bá tử nhân thương mọc hoang hay được trồng để làm cảnh

Mô tả sơ lược về cây Bá tử nhân

Bá tử nhân có tên khoa học là Thujae orietalis Semen- Thuộc họ Trắc Bách (Cupressaceae). Cây cao 3m -5 m. Thân phân nhánh nhiều trong những mặt thẳng đứng làm cho cây có dạng đặc biệt. Lá mọc đối , dẹt, hình vẩy, có màu xanh sẫm. “Quả hình nón” cấu tạo bởi 6-8 vẩy dày úp vào nhau, kẽ vảy có . Hạt hình trứng không có cánh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới. Mùa hoa vào tháng 4-5. Trồng làm cảnh ở công viên, chùa đình, ít hoa ở nước ta. Bá tử nhân thường ra quả vào tháng 9 đến tháng 10 dương lịch hàng năm. Các dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết trong cây bá tử có chứa một số hoạt chất Saponin, Benzine, trong hạt có chất béo, Saponozit. Theo đông y, bá tử nhân có vị ngọt, cay và tính bình có tác dụng an thần, dưỡng tâm, nhuận trường, cầm mồ hôi…

Bá tử nhân và một số bài thuốc chữa bệnh hữu ích

Bá tử nhân với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Bá tử nhân với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

  • Chữa mất ngủ tóc rụng do thần kinh suy nhược: Bá tử nhân, Đương quy mỗi thứ 640 g, tán nhuyễn thành bột, luyện mật làm viên, mỗi lần uống 12 g, ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa mồ hôi ra nhiều do âm hư: Bách tử nhân 16 g, Hạ khúc, Mẫu lệ, Đảng sâm, Ma hoàng căn, Bạch truật mỗi thứ 12 g, Ngũ vị tử 8 g, Mạch nhu (Trấu, vỏ hạt lúa tiểu mạch) 16 g. Tán nhuyễn thành bột, trộn với Táo nhục làm viên, hoặc sắc lấy nước uống (Bách Tử Nhân Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa tâm huyết bất túc, tinh thần hốt hoảng, mất ngủ mộng mị, hồi hộp sộ sệt, giảm trí nhớ Bá tử nhân 20 g, Mạch đông, Câu kỷ, Đương quy mỗi thứ 12 g, Xương bồ 4 g, Phục thần, Huyền sâm mỗi thứ 12 g, Thục địa 20 g, Cam thảo 4 g sắc lấy nước uống (Bách Tử Dưỡng Tâm Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa huyết không dưỡng tâm, hồi hộp mất ngủ : Bá tử nhân, Toan táo nhân mỗi thứ 16 g, Viễn chí mỗi thứ 8 g, sắc lấy nước uống (Dưỡng Tâm Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa động kinh, trẻ con hay khóc đêm, bụng đầy, tiêu phân xanh Tán nhuyễn thành bột Bá tử nhân trộn với nước cơm 3g -20 g để uống.

Bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Thị Thanh, giảng viên tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM khuyến cáo rằng những người bị tiêu chảy, đàm nhiều không nên dùng bá tử nhân để trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

20220829_hoang-ky-1

Vị thuốc đông y hoàng kỳ giúp phục hồi sức khỏe sau tai biến

Trong Đông y, hoàng kỳ được xếp vào loại thuốc "Bổ khí", là một trong số những vị thuốc được sử dụng với tần suất rất cao trong các đơn thuốc bổ giúp phục hồi sức khỏe