Danh mục
Trị mất ngủ từ bài thuốc hay trong y học cổ truyền Y sĩ y học cổ truyền Hà Nội hướng dẫn bài thuốc hay điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả, phòng tránh những tác hại nghiêm trọng do chứng mất ngủ gây ra. Món ăn bài thuốc trong YHCT hiệu quả đối với người mắt kém Cây đinh lăng – Thần dược dân gian trị ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Trị mất ngủ từ bài thuốc hay trong y học cổ truyền

Trị mất ngủ từ bài thuốc hay trong y học cổ truyền

Y sĩ y học cổ truyền Hà Nội hướng dẫn bài thuốc hay điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả, phòng tránh những tác hại nghiêm trọng do chứng mất ngủ gây ra.

Trị mất ngủ từ bài thuốc hay trong y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, mất ngủ có thể do “hư lao hư phiền, bất đắc miên”(lao lực phiền muộn nên ngủ không ngon), hay “vị bất hòa, tắc họa bất an” (dạ dày không tốt nên nằm không yên”. Mất ngủ liên quan đến tâm, can, tỳ, thận do người bệnh thường xuyên suy nghĩ mông lung vào ban đêm. Mất ngủ dẫ  đến tinh thần mệt mỏi, tâm lý mất thăng bằng, khẩu vị kém, đôi khi kèm thêm chứng run tay, dễ cáu gắt, hay quên, ù tai, sức nghe kém,… Bệnh sẽ càng khó điều trị khi bệnh tình càng nặng. Do đó, điều trị mất ngủ cần cân bằng tâm lý kết hợp điều trị thể chất.

Bài thuốc hay trong y học cổ truyền điều trị mất ngủ

– Trong trường hợp nặng đầu, tinh thần buồn bã, hoa mắt, bụng đầy, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt, sác, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc: Bán hạ chế 10g, trần bì 10g, chỉ thực 9g, phục linh 9g, trúc nhự 8g, chi tử (sao đen) 7g, hoàng liên 5g, đại táo 3 quả. Sắc uống.

– Nếu giấc ngủ mơ màng, nhanh tỉnh, sắc mặt sạm, trí nhớ giảm, hồi hộp, ăn uống kém, rêu lưỡi nhợt, mạnh tế nhược, người bệnh dùng bài: Đẳng sâm 12g, phục thần 12g, táo nhân (sao đen) 12g, bá tử nhân 10g, phục linh 10g, tri mẫu 10g, viễn chí 10g, long nhãn 10g, bạch truật 10g, đương quy 8g, mộc hương 5g (mài sống), ngũ vị tử 5g, xuyên khung 5g, cam thảo 3g, đại táo 3g, sinh khương 3 lát. Sắc uống.

– Nếu tinh thần uể oải, hay quên, tim hồi hộp, ăn uống không ngon miệng, đêm ngủ lơ mơ hoặc đêm không ngủ được, mạch tế hoặc sác, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc theo hướng dẫn của Y sĩ y học cổ truyền Hà Nội như sau:

Dùng bài: Hoàng kỳ 16g, phục thần 12g, bá tử nhân 12g, phục linh 12g, nhân sâm 12g, nhân sâm 12g, đương qui 12g, bán hạ (chế) 10g, xuyên khung 8g, viễn chí (bỏ lõi) 8g, ngũ vị tử 8g, nhục quế 6g, chích thảo 4g. Tất cả đem sắc uống.

– Trường hợp khó ngủ buồn bực, nóng hai bàn chân tay, tai ù, rêu lưỡi đỏ:

Dùng bài: bạch linh 10g, thiên môn đông 10g, sinh địa 10g, đan sâm 10g, đương quy 10g, toan táo nhân (sao đen) 10g, viễn chí chế 10g, huyền sâm 9g, cát cánh 9g, bá tử nhân 8g, nhân sâm 7g, hoàng liên 6g, ngũ vị tử 5g, chu sa 4g, cam thảo 3g. Sắc uống.

Vị thuốc Đan Sâm

– Nếu ngủ không ngon giấc, buồn bực, ngực, sườn đầy tức khó chịu, miệng đắng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác, người bệnh sử dụng bài thuốc phổ biến trong YHCT gồm các vị thuốc: bán hạ (chế) 12g, quất hồng bì 12g, phục linh 12g, trúc nhự 8g, chỉ thực 8g, cam thảo 6g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia giảm cho thích hợp.

– Trường hợp đầu nặng, hay choáng váng, tâm phiền, tai ù, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác:

Dùng bài: Hắc táo nhân 20g, sinh địa (tẩy rượu) 16g, đan sâm 16g, nhân sâm 12g, bá tử nhân 12g, phục linh 12g, cát cánh 12g, đương qui (thân) 12g, phục thần 12g, huyền sâm 12g, thạch  xương bồ 10g, viễn chí 8g, thiên môn 8g, mạch môn 8g, ngũ vị tử 8g. Tất cả đem sắc uống.

– Nếu thực tích quá nặng dùng bài: thần khúc 12g, phục linh 12g, trần bì 12g, la bạc tử 12g, liên kiều 12g, mạch nha 12g, bán hạ (chế) 10g, sơn tra 8g. Sắc uống. Không giống như các bài thuốc khác, đây là bài thuốc Y học cổ truyền có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn.

– Trường hợp nằm ngủ hay chiêm bao sợ hãi, khi tỉnh dậy thấy khó chịu và không ngủ lại được vẫn sợ hãi, mạch huyền tế, tâm khí tổn hao:

Dùng bài: Phục linh 12g, phục thần 12g, thạch xương bồ 12g, long xỉ 12g, toan táo nhân 12g, nhân sâm 8g, viễn chí 8g. Sắc uống.

– Trường hợp giấc ngủ không sâu, nửa đêm tỉnh dậy rồi không ngủ lại được, cơ thể gầy còm, sắc mặt nhợt, ăn uống kém hay có cơn mệt bất thường, lưỡi  nhạt, mạch tế sác:

Dùng bài: Hắc táo nhân 20g, chích hoàng kỳ 16g, nhân sâm 12g, bạch truật 12g, long nhãn nhục 12g, đương qui 12g, sinh khương 12g, đại táo 12g, phục thần 12g,viễn chí 8g, mộc hương 6g, chích cam thảo 4g. Sắc uống.

Căn cứ vào từng biểu hiện bệnh mà bạn có thể tham khảo các bài thuốc tương ứng. Tất nhiên những thông tin trên cũng mang tính chất tham khảo và bạn cần sự tư vấn, tham khám từ các bác sĩ, Y sĩ YHCT uy tín, có kinh nghiệm trong điều trị bệnh để có thể bốc thuốc hiệu quả và người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng hay coi thường căn bệnh nguy hiểm này.

Có thể bạn quan tâm

24214

Các phương thuốc đông y trị chứng nhiệt miệng hiệu quả

Áp dụng điều trị nhiệt miệng bằng các bài thuốc đông y có tác dụng giảm đau và làm rút ngắn thời gian điều trị, giúp nhiệt miệng nhanh khỏi mà lại rất an toàn.