Theo Y học cổ truyền thì mất ngủ là một trạng thái rối loạn giấc ngủ thể hiện ở ban đêm không có khả năng ngủ hoặc bị thiếu ngủ. Vật lý trị liệu hướng dẫn phương pháp trị chứng mất ngủ hiệu quả nhất.
Y học cổ truyền hướng dẫn bấm huyệt chữa mất ngủ hiệu quả
Nguyên nhân gây mất ngủ:
Theo các Lương y thì mất ngủ thường được gọi là thất niên ( thất là mất, niên là ngủ ) hoặc có thể gọi là bất mị ( bất là không, mị là ngủ ). Mất ngủ là một trạng thái giấc ngủ bị rối loạn, thể hiện vào ban đêm không có khả năng ngủ hoặc thiếu ngủ. Triệu chứng thường gặp của bệnh này đó là việc mất ngủ ngay từ lúc mới vào giấc ngủ, nằm trằn trọc mãi không ngủ được rồi thiếp đi, hoặc cũng có thể mất ngủ vào giữa giấc ngủ…
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ, có thể kể đến như sau:
- Suy nghĩ quá độ làm hại tỳ, tỳ yếu không sinh ra đủ huyết cho tâm làm cả tâm và tỳ đều hư nên gây ra mất ngủ.
- Do sợ hãi lo lắng quá ( thần tàng tại tâm, hồn tàng tại can ).
- Do trước khi đi ngủ ăn quá no, đầy bụng trướng không ngủ được.
Điều trị mất ngủ bằng Y học cổ truyền:
YHCT có rất nhiều phương pháp để có thể điều trị bệnh mất ngủ này rất hiệu quả. Xoa bóp bấm huyệt là một trong nhiều cách có tác dụng an thần, ngủ tốt và giúp điều trị căn bệnh mất ngủ 1 cách cực kì hiệu quả.
- Dùng ngón tay cái day huyệt ấn đường sau đó vuốt từ ấn đường sang thái dương khoảng 30 lần.
- Xoa day huyệt bách hội 100 lần.
- Bấm day huyệt phong trì 30 lần.
- Bấm day huyệt thần môn: Dùng ngón cái tay phải bấm vào huyệt thần môn tay trái, sau đó đổi bên bấm tiếp bên phải, mỗi bên day 100 lần.
- Xoa bụng khoảng 2 phút.
- Xoa vùng thượng vị khoảng 3 phút.
- Xoa huyệt thận du: sử dụng 2 gan bàn tay áp vào huyệt thận du xoa vòng cho đến khi nóng lên thì thôi.
- Bấm day huyệt tam ân giao mỗi bên 30 lần.
Những huyệt này các bạn có thể tự day ấn thường xuyên hàng ngày từ 1 – 2 lần để có thể phòng bệnh mất ngủ.
Hướng dẫn vị trí các huyệt bấm điều trị mất ngủ hiệu qủa
Y sĩ y học cổ truyền hướng dẫn xác định vị trí các huyệt:
- Huyệt ấn đường: Huyệt này nằm ở điểm giữa đường nối 2 đầu lông mày.
- Thái dương: Chỗ lõm giao điểm của đuôi lông mày với khoé ngoài mắt.
- Huyệt bách hội: Huyệt này nằm ở chỗ giao điểm của đường dọc qua giữa đỉnh đầu và đường nối 2 đỉnh của vành tai.
- Huyệt phong trì: Huyệt nằm ở chỗ bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai.
- Huyệt nội quan: Huyệt ở phía ngấn cổ tay 2 tấc, ở giữa gân bàn tay và gân co cẳng tay.
- Huyệt thần môn: Trên ngấn cổ tay, bên cạnh gân khi co bàn tay.
- Huyệt thận du: Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 sang ngang 1,5 tấc.
- Huyệt tam âm giao: Mắt cá trong đo thẳng lên 3 tấc, chỗ bờ trong xương chày.
Trên đây là một số phương pháp sử dụng xoa bóp bấm huyệt trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh mất ngủ 1 cách hiệu quả và đơn giản.
Nếu các bạn yêu thích ngành Y học cổ truyền, và mong muốn trở thành 1 Lương y thì có thể liên hệ với khoa YHCT – Trường Trung cấp Y khoa Pasteur để có thể đăng ký học Trung cấp Y học cổ truyền.
Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền bấm huyệt
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Nhà trường liên tục Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền trong và ngoài giờ hành chính, thứ 7 & chủ nhật.