Danh mục
Y học cổ truyền bật mí về tác dụng chữa bệnh của gừng Gừng không chỉ là một gia vị được dùng hàng ngày mà trong Y học cổ truyền Gừng là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc để chữa bệnh. Tham khảo cách dùng các loại thảo dược giải nhiệt mùa hè Y học cổ truyền bài thuốc Đông Y chữa ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Y học cổ truyền bật mí về tác dụng chữa bệnh của gừng

Y học cổ truyền bật mí về tác dụng chữa bệnh của gừng

Gừng không chỉ là một gia vị được dùng hàng ngày mà trong Y học cổ truyền Gừng là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc để chữa bệnh.

Gừng là một loại cây như thế nào?

Gừng là một loại cây thân rễ, sống lâu năm. Thân rễ mập, phình to thành củ. Lá mọc so le không có cuống, lá có bẹ, hình mũi mác, có mùi thơm do có tinh dầu. Trục hoa bắt đầu từ gốc, dài khoảng 20cm, hoa có màu vàng. Gừng được trồng bằng thân rễ có mang mầm, thường được trồng vào màu xuân và đến mùa thu cây sẽ ra hoa, thu hoạch khi cây sẽ tự tàn lụi. Cây thường được trồng nhiều ở Việt Nam và các nước châu Á như Đông Nam Á, Trung Quốc.

Những thành phần nào của gừng được dùng làm thuốc?

Theo Y học cổ truyền Sài Gòn, gừng là một loại dược liệu đa dụng, chúng ta có thể sử dụng nhiều dạng khác nhau như gừng tươi, gừng khô, gừng đã chế biến, tinh dầu gừng, nhựa dầu gừng.

+ Gừng tươi: Gừng tươi bao gồm cả gừng non và gừng già. Gừng non có đặc điểm ít xơ và cay, thường dùng để chế biến thực phẩm, còn gừng già hay dùng để chế gừng khô, tinh dầu gừng và nhựa dầu gừng.

+ Gừng đã được chế biến: thường chế biến thành các chế phẩm như gừng ngâm trong nước muối, gừng ngâm trong siro, chè gừng. Để chế biến thành các sản phẩm này thì người ta sử dụng gừng non.

+ Gừng khô: gồm hai loại là gừng trắng và gừng xám. Gừng không bóc vỏ đem phơi khô gọi là gừng xám, còn gừng bóc vỏ phơi khô gọi là gừng trắng.

+ Tinh dầu gừng: được bào chế bằng phương pháp cất kéo hơi nước, hiệu suất chiết cao khoảng 1-2,7 %. Vỏ thường chứa nhiều tinh dầu hơn khoảng 4 -5 %.

+ Nhựa dầu gừng: thành phần này được bào chế từ bột gừng khô bằng cách chiết với dung môi hữu cơ. Phương pháp này cho hiệu suất chiết cao khoảng 4,2 – 6,5 %.

Gừng có công dụng như thế nào?

+ Gừng tươi có tác dụng như một loại gia vị trong các món ăn hằng ngày. Ngoài ra, nó còn được dùng để chế biến các món như gừng mặn, mứt gừng, chè gừng.

+ Gừng khô dùng là xay thành bột chế bột gia vị hoặc dùng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm hoặc kỹ nghệ đồ uống.

+ Tinh dầu gừng được dùng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm và đồ uống. Tinh dầu gừng có khả năng làm giảm độ cay của nhựa dầu gừng. Nhựa dầu được dùng làm chất thơm và cay trong thực phẩm.

+ Ngoài ra, trong y học cổ truyền gừng tươi (hay gọi là sinh khương), là một vị thuốc tân ôn giải biểu, phát tán phong hàn, chữa cảm phong, làm ấm dạ dày. Gừng được sử dụng trong các trường hợp bụng đầy trướng, ăn không tiêu, tay chân lạnh, khí huyết ngưng trệ. Không những vậy, gừng còn có tác dụng hóa đờm, chỉ ho, lợi niệu, giải độc, khử khuẩn. Gừng khô hay còn gọi là can khương. Nó có vị cay, tính ấm, tác dụng hồi trung ôn dương, ôn trung chỉ tả, chỉ nôn. Can khương thường được dùng trong các trường hợp tỳ vị hư hàn, chân tay lạnh, đau bụng đi ngoài. Can khương có tác dụng ấm vị, chỉ huyết trong trường hợp xuất huyết do hư hàn.

Nhìn chung, gừng là một loại dược liệu có nhiều công dụng trong thực phẩm lẫn dược phẩm. Nó tham gia vào thành phần nhiều thang thuốc trong Y học cổ truyền. Do đó, chúng ta cần duy trì và bảo tồn nguồn dược liệu này nhé.

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.