Từ một bệnh nhân, ni sư Diệu Hoa đã trở thành một lương y dùng Y học cổ truyền để chữa bệnh viêm gan siêu vi B. Tìm hiểu viêm gan siêu vi B là gì? Các con đường lây lan bệnh? Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh viêm gan B như thế nào?
- Bài thuốc Y học cổ truyền phòng chống sốt xuất huyết
- Y học cổ truyền nói về công dụng rượu nhung hươu bổ thận tráng dương?
Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Nhiều người mắc bệnh viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng gì và vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số người bị tổn thương gan do bệnh viêm gan B, đặc biệt là nếu họ đã mắc bệnh trong nhiều năm hoặc hàng chục năm. Khoảng một phần tư số người mắc bệnh viêm gan B có thể bị tổn thương gan nghiêm trọng. Trong đa số các trường hợp nghiêm trọng, bệnh viêm gan B có thể gây ung thư gan và suy gan.
Bệnh viêm gan B lây lan như thế nào?
Viêm gan B là căn bệnh viêm nhiễm do máu, điều đó có nghĩa là có siêu vi gây bệnh trong máu và chất dịch cơ thể của những người mắc bệnh. Nếu máu hoặc chất dịch cơ thể nhiễm HBV xâm nhập vào cơ thể của quy vị qua vết cắt hoặc chỗ hở khác, quy vị rất dễ có nguy cơ mắc bệnh.
HBV là loại siêu vi sống rất dai; thậm chí chúng còn có thể sống trong máu khô trong nhiều ngày! Chính vì vậy rất dễ nhiễm HBV nếu bạn sinh hoạt tình dục không có biện pháp bảo vệ với một người đã nhiễm bệnh hoặc nếu máu hoặc chất dịch cơ thể có siêu vi HBV đã tiếp xúc với một vết thương hở miệng hoặc da bị bong. Chính vì vậy những em bé sinh ra đã có mẹ mắc bệnh, dễ có nguy cơ mắc bệnh vì các em tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người mẹ trong khi sinh.
HBV cũng lây lan dễ dàng qua dụng cụ y tế, ví dụ như kim tiêm và ống tiêm sử dụng lại hoặc không tiệt trùng đúng cách. HBV cũng có thể lây lan qua lượng máu nhỏ trong dụng cụ chích ma túy, cottons, và các dụng cụ khác được dùng để chích ma túy.
Các vật dụng khác tiếp xúc với máu và có thể làm lây lan siêu vi là dao cạo râu, bông tai hoặc bàn chải đánh răng, và các dụng cụ để xăm mình và xâu khuyên trên người.
Từ một bệnh nhân trở thành một lương y
Chúng tôi gặp lương y – ni sư Nguyễn Kim Cúc, pháp danh Diệu Hoa, 63 tuổi, tại Chùa Pháp Hoa, ấp 7, xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, khi công việc khám chữa bệnh của bà đã vãn.
Chia sẻ về cơ duyên dẫn dắt mình đến với nghiệp thuốc từ thiện, ni sư Diệu Hoa chia sẻ, bà sinh ra trong một gia đình nông dân ở huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long. Lúc sinh thời, bố của bà cũng là một lương y khá nổi tiếng vùng quê miền Tây này.
Tuy nhiên, bà chỉ thực sự yêu và muốn học thuốc từ biến cố bà bị bệnh thập tử nhất sinh. Bước vào tuổi thanh niên phơi phới sắc, bà cảm thấy khó thở và đau tức ngực, đi khám, các bác sỹ kết luận bà bị bệnh tim.
Cũng vì thường xuyên giao lưu trong giới lương y chữa bệnh từ thiện, bố của bà biết Sư ông – lương y Nguyễn Trí Tài, (tức Hòa thượng Thích Thiện Thắng, nguyên trụ trì chùa Pháp Hoa) một thời nổi tiếng chữa bệnh từ thiện ở Đồng Nai. Ông lập tức đưa con gái mình đến để được thầy chữa bệnh.
Sau khi được sư thầy chữa khỏi bệnh, bà quyết định xin thầy cho được ở lại chùa làm công quả và học nghề thuốc để có thể phụ giúp thầy trong việc chữa bệnh cho những bệnh nhân bị trọng bệnh như mình. Ước nguyện của bà được gia đình và vị sư thầy chấp nhận. Từ đó, bà chuyên tâm học thuốc cùng thầy và tập trung tu tập. “Ngày sư thầy còn sống, khuôn viên nhà chùa luôn đông nghịt người từ khắp nơi đến xin chữa bệnh, vì sư thầy chữa bệnh mát tay và tài giỏi lắm, tôi chỉ phụ giúp thầy thôi. Thầy viên tịch là một mất mát lớn, nhất là đối với bệnh nhân bị bệnh nan y và những bệnh nhân nghèo”, vị ni sư lặng người trong chốc lát.
Bài thuốc Y học cổ truyền từ thiện chữa bệnh viêm gan B
Sau gần 30 năm phụ sư thầy cũng như độc lập chữa bệnh, số bệnh nhân lương y – ni sư chữa hết bệnh không biết bao nhiêu mà kể, bà cũng không để tâm nhiều về điều đó. Thế nhưng, về bệnh viêm gan B, trường hợp anh Nguyễn Tiến Quân, 37 tuổi, một thầy giáo, ở Đồng Nai là bà nhớ nhất. Anh Quân bị bệnh siêu vi B nặng còn mắc cả men gan cao. Được lương y – ni sư Diệu Hoa hốt thuốc, chữa bệnh, một thời gian sau anh Quân đã khỏi bệnh. Đến bây giờ, thi thoảng anh Quân vẫn đến đây hốt thuốc uống để tăng cường sức khỏe.
Về nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm gan B, ni sư Diệu Hoa chia sẻ, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thì nhiều, di truyền từ mẹ sang con là một trong những nguyên nhân. Một nguyên nhân khác nữa là lây truyền qua đường tình dục. Và việc ăn uống không hợp vệ sinh và nhiều hóa chất cũng là một nguyên nhân dẫn đến căn bệnh.
Bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh viêm gan B của lương y – ni sư Diệu Hoa gồm hoàn toàn những cây thuốc nam, do bệnh nhân tự kiếm hoặc mạnh thường quân giúp đỡ. Bài thuốc gồm những dược liệu chính sau: cây gáo lông, cây diệu hạ châu (tên dân gian là cây chó đẻ), cây cỏ sước, cây cỏ mực, cây muồng trầu, lá trinh nữ hoàng cung. Trong đó, cây gáo lông: tác dụng giải độc gan; cây chó đẻ: đặc trị các bệnh về gan; cây cỏ sước: làm cho mát gan, hạ men gan, lọc máu mỡ; cây cỏ mực: làm cho mát gan và làm lành vết thương; lá trinh nữ hoàng cung: (đánh tan khối u) và thêm một vị thuốc Bắc là hổ trường căn.
Tuy nhiên, bài thuốc trên chỉ dùng cho những bệnh nhân mới đầu phát bệnh. Còn những bệnh nhân bị bệnh lâu năm thì thêm một số vị như củ mướp gai, phục linh nam, cây lưỡi rắn. Bởi, khi bị bệnh lâu năm, sự viêm nhiễm trong gan sẽ trở nên nặng, và những dược liệu này sẽ làm tiêu viêm và giải độc gan.
Bài thuốc Y học cổ truyền cũng còn dựa vào thể trạng và từng trường hợp bệnh của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị bệnh viêm gan mà còn bị thêm các căn bệnh khác nữa thì bài thuốc sẽ phải gia giảm cách khác cho phù hợp với căn bệnh của họ.
Cùng với việc điều trị, lương y – ni sư Diệu Hoa khuyên nhủ bệnh nhân nên kết hợp phương pháp ăn uống điều độ, hợp lý thì hiệu quả căn bệnh sẽ cao hơn. Một loại hoa quả bệnh nhân viêm gan B nên dùng và có tác dụng phụ giúp điều trị căn bệnh rất tốt đó là chuối sứ. Bệnh nhân nên ăn chuối sứ, mỗi ngày từ 1 – 3 trái, sẽ có tác dụng tốt hỗ trợ điều trị căn bệnh.
Nếu yêu thích Y học cổ truyền, có mơ ước trở thành một vị Lương Y hãy liên hệ Khoa YHCT Trường Trung cấp Y khoa Pasteur để đăng ký học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền.
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Nguồn: phunuonline.com.vn