Đau vai gáy là hiện tượng đau cổ vai gáy thường xuất hiện ở người trung và cao tuổi. Cùng Y sĩ Y học cổ truyền tìm hiểu nguyên nhân và bài thuốc Y học cổ truyền điều trị đau vai gáy như thế nào?
- Bài thuốc Y học cổ truyền phòng chống sốt xuất huyết
- Y học cổ truyền có chữa được bệnh viêm gan siêu vi B?
Đau cổ vai thường xuất hiện ở người trung và cao tuổi. Nếu để lâu hoặc điều trị không đúng phương pháp thì cơ cánh tay bên đau teo dần, ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người bệnh.
Y sĩ YHCT hướng dẫn những nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy?
Nguyên nhân do viêm dây thần kinh, do cảm nhiễm phong hàn, do đốt sống cổ bị thoái hóa, lại xuất hiện ở một cơ thể mà chức năng gan, thận bị suy giảm, sức đề kháng yếu kém… Bệnh diễn biến dai dẳng, khi thời tiết thay đổi, đau lại tăng lên. Đau từ cổ đến vai một bên, đau lan xuống tới cánh tay và bàn tay, cảm giác tê bì, cử động hoặc giơ tay lên rất khó khăn. Da ở vùng đau bị lạnh.
Một số bài thuốc Y học cổ truyền chữa trị đau vai gáy
Thuốc uống:
Bài 1: phòng phong 16g, kinh giới 16g, trinh nữ 16g, huyết đằng 16g, cát căn 16g, đỗ trọng 10g, độc hoạt 16g, tang chi 12g, lá đơn đại hoàng 16g, lá lốt 16g, củ đợi 12g, cẩu tích 12g, tang ký sinh 16g, tần giao 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: dẹp phong, trừ hàn, thông kinh hoạt lạc.
Bài 2: ngải diệp 16g, kê huyết đằng 16g, hồng hoa 6g, tô mộc 16g, đương quy 16g, hà thủ ô (chế) 16g, ngưu tất 12g, nam tục đoạn 16g, thạch xương bồ 16g, cà gai leo 16g, đinh lăng 16g, ngũ gia bì 16g, cát căn 16g, cam thảo 12g, bạch linh 10g, quế chi 8g, trần bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: khu phong, tán hàn, hoạt huyết, giảm đau, thông kinh lạc. Dùng thuốc từ 7 – 10 ngày.
Thuốc chườm:
Bài 1: lá cúc tần, lá lốt mỗi thứ 1 nắm, giã nhỏ, trộn rượu sao nóng. Dùng miếng vải gói lại đem chườm tại chỗ. Tác dụng: ôn kinh, tán hàn, trục ứ, giảm đau.
Bài 2: đậu đen 150g, thạch xương bồ 30g. Đậu đen để nguyên hạt, xương bồ cho vào cối đá giã giập. Trộn hai thứ rồi sao nóng, lấy khăn vải gói thuốc rồi chườm vào nơi bị đau. Công dụng: trừ phong trừ tà, thông kinh hoạt lạc.
Thuốc ngâm rượu:
Xuyên khung 16g, thủ ô chế 16g, ngưu tất 20g, đương quy 20g, thạch xương bồ 16g, tục đoạn 20g, ngũ vị 20g, phá cố chỉ 10g, quế chi 10g, chích thảo 15g, cát căn 16g, đại táo 16g, bạch truật 16g, phòng sâm 20g, hoàng kỳ 16g. Các vị cho vào bình sành, đổ 2 lít rượu trắng ngon, ngâm khoảng 15 ngày là được. Ngày uống 40 -50ml, chia 2 lần trước bữa ăn. Công dụng: khu phong, tán hàn, trừ tà, thông kinh hoạt lạc.
Lưu ý: Bệnh nhân cần tránh lạnh, ẩm thấp, luôn giữ ấm cơ thể, không tắm nước lạnh, có chế độ luyện tập hợp lý. Nội dung bài viết chỉ có giá trị tham khảo, bạn phải gặp Thầy thuốc để được tư vấn trước khi áp dụng.
Nếu yêu thích Y học cổ truyền, có mơ ước trở thành một vị Lương Y hãy liên hệ Khoa YHCT Trường Trung cấp Y khoa Pasteur để đăng ký học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền.
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Ngoài ra, Trường còn đạo tạo song bằng Đông tây y kết hợp: Y học cổ truyền với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng để tăng hiệu quả trong điều trị bệnh.
Nguồn: yhoccotruyen.com