Danh mục
YHCT trị đau đầu khi thay đổi thời tiết với cây hoa hòe Y học cổ truyền quan niệm hoa hòe có vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh can, đại tràng, có tác dụng trong điều trị đau đầu khi thay đổi thời tiết cũng như các bệnh lý khác. YHCT góp phần bổ huyết, giảm đau bằng cây hy thiêm Top 3 bài thuốc chữa bệnh ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > YHCT trị đau đầu khi thay đổi thời tiết với cây hoa hòe

YHCT trị đau đầu khi thay đổi thời tiết với cây hoa hòe

Y học cổ truyền quan niệm hoa hòe có vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh can, đại tràng, có tác dụng trong điều trị đau đầu khi thay đổi thời tiết cũng như các bệnh lý khác.

YHCT trị đau đầu khi thay đổi thời tiết với cây hoa hòe

Một số hiểu biết về cây hoa hòe

Cây hoa hòe còn được gọi là hòe mễ, hòe hoa hay hòe hoa mễ. Đây là loại cây sống lâu, cao chừng 7-10m, thậm chí là 25m, nhánh nhỏ màu xanh lục, có lông hoặc không có lông. Hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt. Lá lông chim lẻ, mọc so le. Sau khi trồng từ 3 – 4 năm sẽ cho đợt thu hoạch hoa. Mùa hoa từ tháng 7 – 9 âm lịch. Trong dân gian, người xưa thường lấy hoa hòe phơi hãm làm nước uống giải nhiệt.

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, nụ non (hoa chưa nở) mới có tác dụng làm thuốc, chúng có vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh can, đại tràng, có công năng chỉ huyết, lương huyết, dùng trong các trường hợp huyết nhiệt, có tác dụng cầm máu rất tốt, điều trị các triệu chứng chảy máu cam hoặc ho ra máu, bệnh đại tiện ra máu, phụ nữ rong kinh… Khi ở trạng thái nụ non, hoa có hàm lượng rutin cao nhất từ 6 – 30% rutin. Tuy nhiên nếu hoa đã nở thì hàm lượng rutin giảm rõ rệt nên chất lượng dược liệu cũng giảm. Khi thu hái về, hoa hòe được phơi khô hoặc sấy lửa than vàng, có mùi thơm dễ chịu. Bên cạnh đó, người xưa còn dùng cả quả cây hòe (còn gọi là hòe giác), có vị đắng, tính hàn, có công dụng trong việc trừ phong, thanh can đởm, lương huyết, dùng sắc uống trong các trường hợp chảy nhiều dãi, mộng tinh, tỳ vị nhiệt, trị mụn nhọt. Lá hòe, dùng lá tươi, sắc đặc tắm khi bị ngứa, lở, dị ứng. Có thể nói, các bộ phận của cây hòe đều mang những giá trị riêng, đặc biệt là hoa hỏe,quả hòe và lá hòe mang tác dụng điều trị bệnh rất tốt.

Bài thuốc trị bệnh từ hoa hòe trong y học cổ truyền

Các Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết trong dân gian đã có những bài thuốc hay từ hoa hòe được lưu truyền đến tận ngày nay. Biết sử dụng các bài thuốc có sẵn như hoa hòe sẽ giúp người bệnh có thể chủ động trong việc điều trị bệnh.

Một số bài thuốc từ hoa hòe thường dùng:

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa đau đầu khi thay đổi thời tiết: Hoa hòe sao thơm 10g, thảo quyết minh sao đen 20g, cúc hoa 5g hãm với nước sôi uống thay nước trà hàng ngày. Bạn có thể thêm chút đường để tăng vị ngọt dễ uống.

Hoa hòe sao thơm

Bài thuốc chữa sốt xuất huyết: Trường hợp sốt đã lui nhưng vẫn còn xuất huyết nhẹ, chảy máu chân răng thì người bệnh áp dụng bài thuốc: Nụ hòe 10g  sao cháy, cho 3 bát nước sắc còn 1 bát, sắc 2 lần uống trong ngày. Dùng từ 5 – 7 ngày.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Đối với trường hợp này, YHCT sử dụng hoa hòe 10g, lá sen 10g, ngó sen 5g, cúc hoa vàng 4g. Cho 500ml nước sắc còn 150ml, sắc 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.

Bài thuốc chữa đại tiện ra máu do nhiệt: Hoa hòe 10g phối hợp với trắc bá 10g hai vị sao cháy, kinh giới 10g. Cho 400ml nước sắc cùng với các vị thuốc sao cho còn 100ml, sắc 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 – 5 ngày.

Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt: Hoa hòe lâu năm 30g, bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9g. Dùng 3 – 5 ngày.

Có thể thấy hoa hòe có rất nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh thường gặp, nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng. Một số tài liệu bổ trợ giảng dạy Trung cấp YHCT cho hay, do hoa hòe tính hơi lạnh nên những người tỳ vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, chậm tiêu, ăn kém, đại tiện thường xuyên lỏng nát) không được dùng vị thuốc này. Nếu thật sự cần dùng thì cần phải phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng. Tuy nhiên vấn đề này cần được chỉ định của bác sĩ, lương y hay Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội có trình độ chuyên môn nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong công tác điều trị.

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.