Chứng hư lao không phải là bệnh quá phổ biến, tuy nhiên khi mắc người bệnh thường mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Trong trường hợp này đông y sử dụng một vài bài thuốc để cải thiện tình trạng sức khỏe.
- Cải thiện tình trạng hiếm muộn ở nam giới với những món ăn bài thuốc đơn giản
- Tham khảo những bài thuốc từ vỏ rễ cây dâu trị ho suyễn do phế nhiệt
- Bài thuốc trị chứng động thai có tác dụng hiệu quả cao
Các bài thuốc trong đông Y chữa chứng hư lao
Theo các Y sĩ Y học cổ truyền, người bị hư lao hầu như bao gồm lục phủ, ngũ tạng cùng toàn thân suy nhược và được quy nạp thành 4 thể bệnh: khí hư, huyết hư, dưỡng hư, âm hư. Tùy theo từng thể bệnh mà đông y áp dụng những bài thuốc khác nhau:
Khí hư
Người bị khí hư thường gây nên sắc mặt vàng úa, người mệt mỏi lúc rét, lúc nóng, tự ra mồ hôi, đoản hơi, suyễn thở, mạch nhuyễn nhược, nếu khí hư đến cực độ (tức là dương hư) thì mạch thường chuyển sang trầm tế.
Trong trường hợp này bạn nên sử dụng,hHoàng kỳ 20g, chích thảo 4g, thăng ma 6g, đảng sâm 16g, đương quy 12g, sài hồ 10g, bạch truật 12g, trần bì 6g. Cho 750ml nước, sắc kỹ còn 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.
Huyết hư
Khi bị sắc mặt trắng nhợt, mắt hoa, đầu choáng, kinh hãi, hồi hộp, da khô ráp. Người bệnh nên dùng Quy tỳ thang.
Vị thuốc này gồm các thành phần như: Nhân sâm 12g, phục thần 12g, táo nhân 16g, viễn chí 6g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, mộc hương 4g, sinh khương 3 lát, bạch truật 12g, long nhãn 12g, đương quy 12g, chích thảo 4g. Cho 750ml nước, sắc kỹ còn 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.
Khí huyết lưỡng hư
Người mệt mỏi, gầy yếu, chán ăn, ăn không tiêu, mất ngủ, da mặt nhợt nhạt, thở đoản hơi, chân tay bủn rủn sức yếu… Nên uống ngày 3 lần với đương quy 12g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, xuyên khung 8g, táo 3 quả, đảng sâm 12g, bạch truật 12g, thục địa 12g, hoàng kỳ 16g, nhục quế 6g. Cho vào 750ml nước, sắc kỹ còn 250ml để uống.
Mỗi chứng bệnh đông y sẽ sử dụng những bài thuốc khác nhau
Âm hư
Với biểu hiện thần trí bất an, nóng nảy, hay giận dữ, mất ngủ, kém ăn, ho mất tiếng, mồ hôi trộm, lưỡi ráo hang khô, đại tiện táo kết… có thể dùng thục địa 20g, sơn thù 16g, trạch tả 12g, hoài sơn 16g, phục linh 12g, đan bì 12g. Cho 750ml nước sắc kỹ còn 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.
Dương hư
Thận suy, yếu mệt, liệt dương, di tinh kém ăn, mất ngủ… Người bệnh nên dùng bài thuốc nhân sâm 12g, hoàng kỳ 16g, đỗ trọng 16g, nhục thung dung 8g, thỏ ty tử 12g, xà sàng tử 12g, phúc bồn tử 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, thục địa 16g, ba kích 12g, toả dương 10g, dâm dương hoắc 12g, lộc nhung 12g, kỷ tử 12g, đại táo 5 quả, long nhãn 10g, cam thảo 6g, xuyên khung 8g, hà thủ ô đỏ 12g. Tất cả cho vào 750ml nước, sắc kỹ còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Để cải thiện được sức khỏe và tình trạng bệnh hiện tại enen uống 7 thang liên tiếp thì dừng.
Khi dùng các bài thuốc hư lao, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng đưa ra lưu ý. Khi dùng thuốc người bệnh nên kiên trì, làm theo hướng dẫn và tư vấn của những người có chuyên môn. Nếu cơ địa nhiệt thì phải cho thuốc lương, không cho thuốc hàn, nếu cơ thể trung bình thì cho các vị thuốc vừa ôn vừa lương, để cân bằng âm dương.
Bạn cũng có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin về thuốc và đông và tây y.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com