Bài viết này chúng tôi xin đề cập đến bệnh viêm họng cấp ở trẻ em một cách tiết, kèm theo là cách phòng chống bệnh dành cho các bạn.
- Những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa
- Có thể bạn chưa biết quả măng cụt có thể phòng bệnh ung thư gan
- 9 tác hại nguy hiểm của sóng wifi mà bạn không ngờ tới
Cách phòng chống bệnh viêm họng cấp ở trẻ em
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM, bệnh viêm họng ở trẻ thường khởi phát với các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi chân tay. Khi mới xuất hiện ở giai đoạn đầu trẻ sẽ có cảm giác khô nóng tại cổ họng, khát nước sau đó chuyển thành đau rát lúc nói và ăn.
Viêm mũi họng cấp là bệnh rất thường gặp ở trẻ, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Nguyên nhân gây viêm họng cấp chủ yếu là virus, kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng. Bệnh thường tự khỏi sau 3-7 ngày, một số ít có thể kéo dài 2 tuần.
Trong một, hai ngày tiếp theo, trẻ sẽ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi trong và loãng, họng sưng đau kèm sốt cao 39-40 độ C. Một số trường hợp, trẻ có thể nổi hạch ở cổ, dưới hàm sưng to và đau.
Các biến chứng của viêm họng cấp
Các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM cho biết, Viêm họng về bản chất không phải là bệnh nguy hiểm và dễ dàng chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan, không điều trị kịp thời, viêm họng sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, như nhiễm trùng hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang, áp xe họng sau, viêm hạch bạch huyết, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng huyết…
Bệnh diễn biến trong 3-4 ngày, sau đó lui dần. Nếu trẻ không đỡ, sốt 38.5 độ C trở lên, hoặc có dấu hiệu bất thường như nổi ban, bố mẹ cần nhanh chóng hạ sốt và đưa trẻ đi bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ vì bệnh sẽ không khỏi mà đôi khi còn gây nguy hiểm, đặc biệt làm cho vi khuẩn kháng thuốc, nếu bệnh tái lại thì rất khó điều trị.
Cách chăm sóc khi trẻ mắc phải viêm họng cấp
Trường hợp trẻ viêm họng nhẹ, không sốt cao không cần phải điều trị bằng thuốc và có thể chăm sóc theo dõi tại nhà.
Cha mẹ cần lưu ý thường xuyên cho bé súc miệng bằng nước muối loãng, cứ 3 giờ súc họng một lần. Với trẻ nhỏ thì vệ sinh lau miệng bằng nước muối loãng.
Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0.9%, nhỏ mỗi hốc mũi 2-3 giọt rồi nghiêng đầu trẻ cho nước chảy ra, dùng khăn hoặc giấy mềm sạch lau khô cho bé. Nếu trời lạnh, nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ.
Cách phòng chống bệnh viêm họng cấp ở trẻ em
– Không để trẻ mút tay. Tập thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hoặc chơi đùa, cầm nắm bất cứ vật gì.
– Nếu gia đình sử dụng máy điều hòa cần vệ sinh điều hòa thường xuyên để tránh nhiễm bẩn. Lưu ý không nên đặt bé nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp, nhiệt độ lý tưởng nên được duy trì ở mức 24-26 độ C.
– Không để quạt thốc thẳng trực tiếp vào vùng mặt trẻ.
– Không nên ủ bé quá kỹ hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Khi đưa bé từ môi trường nóng sang môi trường lạnh thì nên chuyển sang một phòng khác có quạt mát khoảng 10-15 phút rồi mới đưa ra ngoài trời.
– Không tắm ngay sau khi bé vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi.
– Không xì mũi quá mạnh vì áp lực xịt hơi từ vòm họng qua lỗ vòi nhĩ sẽ đến tai giữa và gây viêm tai giữa.
– Hạn chế uống nước đá lạnh, ăn kem.
– Cần chú ý nâng thể trạng của bé bằng chế độ dinh dưỡng, chích ngừa đầy đủ. Bé đã qua tuổi ăn dặm cần cho ăn thức ăn mềm, nhuyễn, dễ nuốt, chú ý cho ăn rau, trái cây.
– Khi vệ sinh cho bé, cần thực hiện trong phòng kín gió, lau khô người.
– Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người và nhớ đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận khi cho bé ra ngoài vào những ngày nắng nóng.
Theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế mỗi 4 giờ. Khi trẻ sốt trên 38.5 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt, lau mát, chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt.
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y Dược Pasteur, với một số trẻ, việc uống thuốc hạ sốt đôi khi gặp khó khăn vì lúc này trẻ đau họng lại có tâm lý sợ thuốc. Vì thế, để giúp bé uống thuốc dễ dàng hơn, cha mẹ có thể chọn những loại thuốc dạng gói bột có mùi, vị thơm ngọt của các loại trái cây như cam, dâu… Dạng thuốc này vừa hợp sở thích của trẻ lại sử dụng tiện lợi, chỉ cần pha với nước sôi nguội là có thể cho trẻ uống ngay, hiệu quả hạ sốt nhanh vì dược chất paracetamol dễ dàng được hấp thụ từ dạ dày và ruột vào máu chỉ sau khi uống khoảng 15 phút – 30 phút.
Dạng gói bột được bào chế dưới những hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 250mg. Lưu ý cần cho trẻ uống đúng theo liều lượng, cách dùng ghi trên bao thuốc.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần nâng cao thể trạng của trẻ để tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin C từ hoa quả như chuối, cam, quýt, bưởi. Để trẻ không bỏ bữa, mẹ nên nấu thức ăn mềm, loãng như cháo, súp… và cho bé uống nhiều nước.
Theo ysiyhoccotruyen.com