Danh mục
15 bài thuốc Đông y hay từ vị thuốc hoa lăng tiêu Hoa Lăng tiêu không chỉ có giá trị làm cảnh mà còn là vị thuốc hay trong Đông y có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả. Tìm hiểu những tác dụng của vị thuốc đông y hạt mã tiền Thầy thuốc đông y chia sẻ những tác dụng của hạt Đười ươi 15 bài ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > 15 bài thuốc Đông y hay từ vị thuốc hoa lăng tiêu

15 bài thuốc Đông y hay từ vị thuốc hoa lăng tiêu

Hoa Lăng tiêu không chỉ có giá trị làm cảnh mà còn là vị thuốc hay trong Đông y có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả.

15 bài thuốc Đông y hay từ vị thuốc hoa lăng tiêu 15 bài thuốc Đông y hay từ vị thuốc hoa lăng tiêu

Đôi nét về hoa Lăng tiêu

Các sách thuốc cổ như Ngô phổ bản thảo, Bản thảo cương mục, Bản thảo kinh sơ, Bản thảo bị yếu, Thiên ngọc bản thảo, Dược tính luận, Nhật hoa tử bản thảo… đều đã ghi lại các tác dụng chữa bệnh của Lăng tiêu, bao gồm:

Hoa Lăng tiêu có tác dụng chống ứ, làm mát huyết, được dùng để trị các chứng phong ngứa do huyết nhiệt, huyết trệ kinh bế, trứng cá đỏ, chứng giả (bệnh nổi cục ở trong bụng).

Lá có công dụng chủ trị ung thũng, tiêu thũng giải độc,… Trong khi đó, cành và rễ của cây Lăng tiêu cũng có tác dụng trong việc tiêu thũng giải độc, ngoài ra chũng còn có tác dụng trừ phong hoạt huyết, trị các chứng viêm khớp, tổn thương do trật đả, hay thậm chí là rắn độc cắn.

Những người có hỏa tà ẩn phục trong huyết khiến cho huyết ứ huyết nhiệt, biểu hiện ra bên ngoài bằng các chứng phong dương, dương kết huyết bế, băng đới…, nếu dùng Lăng tiêu hoa để thanh nhiệt thì nhiệt tà được giải mà khí huyết tự lưu thông, Sách Bản thảo cầu chân viết.

Theo thầy thuốc YHCT – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, để làm thuốc, người ta thường hái những bông hoa Lăng tiêu đã nở hết cỡ, phơi trong bóng râm hoặc sao khô bằng lửa nhỏ, bảo quản dùng dần. Rễ và cành thu hoạch vào mùa thu, rửa sạch thái phiến, sao thơm.

Bài thuốc Đông y từ cây hoa Lăng tiêu

Dẫn nguồn từ báo SK&ĐS, Y sĩ Y học cổ truyền – Trường  Cao đẳng Y Dược Pasteur gợi ý đến bạn một số bài thuốc sau:

– Bài 1: Trị đại tiện ra máu tươi: Hoa Lăng tiêu ngâm rượu uống.

– Bài 2: Trị đau bụng nổi cục do co thắt dạ dày, ruột: Hoa Lăng tiêu 60g, nghệ đen 30g, đương quy 30g. Tất cả sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g.

– Bài 3: Trị chảy máu cam: Hoa Lăng tiêu rửa thật sạch nghiền nát, vắt lấy nước cốt, nhỏ mũi.

Hoa Lăng tiêu

Hoa Lăng tiêu

– Bài 4: Trị trứng cá đỏ: Hoa Lăng tiêu, mật đà tăng lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, bôi vào nơi tổn thương hoặc dùng hoa Lăng tiêu 9g, chi tử 9g tán bột uống hàng ngày.

– Bài 5: Trị bế kinh: Hoa Lăng tiêu khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g với nước cơm ấm hoặc hoa Lăng tiêu 12g sắc kỹ lấy nước bỏ bã, hòa thêm 12g a giao nướng phồng, uống cùng một chút rượu vang.

– Bài 6: Trị mề đay: Hoa Lăng tiêu 9g sắc uống và 30g nấu nước ngâm rửa.

– Bài 7: Trị Eczema: Hoa Lăng tiêu khô tán bột, trộn với một chút phèn phi, rắc lên tổn thương.

– Bài 8: Trị nấm da: Hoa Lăng tiêu tươi 60g, rễ tươi 30g, lá tươi 15g. Tất cả giã nát đắp lên tổn thương.

– Bài 9: Trị kinh nguyệt không đều: Hoa Lăng tiêu 9g, ích mẫu thảo 15g, hoa hồng 9g, hồng hoa 6g, đan sâm 15g, sắc uống.

– Bài 10: Trị rong kinh: Hoa Lăng tiêu khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 3-6g với nước ấm hoặc rượu nhạt.

– Bài 11:. Trị viêm loét âm đạo: Hoa Lăng tiêu lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa.

– Bài 12: Trị viêm dạ dày ruột cấp tính: Rễ Lăng tiêu 30g, gừng tươi 3 lát, sắc uống hàng ngày.

– Bài 13: Trị ly cấp tính, viêm gan vàng da: Rễ và lá Lăng tiêu đều 15g, sắc uống.

– Bài 14: Trị rắn cắn: Rễ Lăng tiêu tươi 125g sắc với rượu uống. Bên ngoài dùng rễ tươi giã nát đắp vào vết cắn.

– Bài 15: Trị bỏng: Rễ Lăng tiêu lượng vừa đủ, mài với nước thành dạng hồ rồi đắp vào tổn thương, mỗi ngày 3-4 lần.

Lưu ý rằng những bài thuốc y học cổ truyền trên chỉ mang tính chất minh họa và không thay thế cho lời khuyên của thầy thuốc/bác sĩ. Hãy đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nếu nhận thấy sức khỏe không tốt.

Nguồn: Báo SK&ĐT – Y sĩ y học cổ truyền tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

124214

Phương thuốc đông y giúp cải thiện chứng đau đầu hiệu quả

Đông y gọi đau đầu là 'bệnh đầu thống' và phân chia thành 2 loại chính 'ngoại thương đầu thống' và 'nội thương đầu thống' gây nên. Và cũng có nhiều phương thuốc điều trị bệnh rất hiệu quả