Việc hiếm muộn do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc hiểu rõ bản chất vấn đề dùng thuốc cổ truyền để điều trị hiếm muộn, giấc mơ làm cha mẹ không còn là giấc mơ.
- Phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả bằng Y học cổ truyền?
- Bật mí 3 bài thuốc Đông Y chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính
- Ứng dụng Y học cổ truyền trong việc giảm mỡ bụng cấp tốc
Bài thuốc Đông Y bí truyền dành cho người hiếm muộn
Hiện nay do nhiều nguyên nhân mà thiên chức làm cha mẹ của nhiều chị em đến với họ hơi muộn màng. Đôi khi vấn đề con cái hiếm muộn khiến chị em vì quá mong đợi dẫn đến nhẹ dạ cả tin bị một số người hành nghề Y học Cổ truyền TPHCM thiếu lương tâm tạo ra những vụ mang “thai ảo” (có bầu nhưng không có thai nhi). Do vậy các cặp vợ chồng nhất là các chị em cần có cái nhìn đúng đắn trong vấn đề sinh sản cũng như tìm địa chỉ uy tín đảm bảo chữa bệnh.
Hiếm muộn là gì?
Hiếm muộn là tình trạng các cặp cợ chồng sau khi sinh sống với nhau bình thường, không áp dụng phương pháp tránh thai nhưng sau một năm vẫn không có thai. Những trường hợp này hầu hết các chuyên gia trong Y học hiện đại và Y sĩ Y học cổ truyền xác định vô sinh.
Nguyên nhân gây hiếm muộn
Việc hiếm muộn do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do chồng mắc một số chứng về sinh lý yếu: di tinh, hoạt tinh, liệt dương, tỷ lệ tinh trùng di động ít,… hoặc chị em kinh nguyệt không đều, chậm kinh hay kinh nguyệt quá nhiều, thậm chí là rong kinh hàng tuần,…
Ý nghĩa của thuốc Y học cổ truyền trong việc hỗ trợ chức năng sinh sản
Ý nghĩa của thuốc Y học cổ truyền đối với nam giới
Nếu nguyên nhân do nam, bạn có thể tìm đến các vị thuốc trong bài thuốc Y học cổ truyền mang tính chất “Bổ thận dương”: Dâm dương hoắc, nhục thung dung, tắc kè, hải mã, hải sâm, lộc nhung, nhân sâm, hà thủ ô đỏ, ba kích, đỗ trọng, bạch cương tằm, ngài tằm đực… kết hợp với các loại thuốc khác. Tùy theo từng trường hợp cụ thể vận dụng các vị thuốc cho phù hợp hoặc dùng dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc hoặc thuốc ngâm rượu. Đối với liều lượng, người bệnh nên thực hiện theo tư vấn nơi các thầy thuốc Y học cổ truyền.
Ý nghĩa của thuốc Y học cổ truyền đối với nữ giới
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM
Đối với nữ giới trong trường hợp vô kinh hoặc chậm kinh mức độ vừa phải, thường sử dụng các vị thuốc hoạt huyết: Ích mẫu, ngưu tất, hồng hoa, đào nhân, xuyên khung… Theo các thầy thuốc Y học cổ truyền, nếu thời gian chậm kinh kéo dài, có thể dùng các vị thuốc phá huyết (tác dụng hoạt huyết mạnh hơn): nga truật, tô mộc, khương hoàng…kết hợp với các vị thuốc hành khí: hương phụ, trần bì, hậu phác…
Một số bài thuốc điều kinh trong Y học cổ truyền
Trong trường hợp lượng kinh nguyệt ít, máu thâm, cần dùng các vị thuốc bổ huyết: bạch thược, đương quy, thục địa… kèm theo các vị thuốc hoạt huyết như xuyên khung, hồng hoa… Ví dụ dùng cổ phương: bạch thược, xuyên khung, đương quy, thục địa, hồng hoa, mỗi vị 12g, ngày 1 thang sắc uống. Uống liền 3-4 tuần lễ.
Khi bị chậm kinh (bế kinh), người bệnh có thể sử dụng cổ phương sau: ngũ linh chi, xuyên khung, đương quy, đào nhân mỗi vị 15 g; hồng hoa, cam thảo mỗi vị 12 g; mẫu đơn bì, xích thược, ô dược, hương phụ, chỉ xác mỗi thứ 10 g; huyền hồ 6 g. Uống dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia 3 lần. Uống tới khi thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại.
Trong trường hợp rối loạn kinh nguyệt, các chị em có thể sử dụng phương sau: hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, lá bạch đồng nữ, mỗi vị 10-12 g (khô). Sắc uống, ngày 1 thang, có thể thêm đường để điều vị. Uống sau khi hết kinh độ 5-7 ngày. Uống liền 2-3 tuần lễ.
Trường hợp kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều, có thể dùng lá ngải cứu, lá cỏ nhọ nồi sao đen. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3-5 thang, hoặc dùng hòe hoa, trắc bách diệp, kinh giới tuệ, tất cả sao đen. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3-5 thang
Đối với các chị em có buồng trứng phát triển không tốt, nội tiết tố kém… nên tìm đến một số các vị thuốc “Bổ thận dương” như: ba kích, hà thủ ô đỏ, tắc kè, cá ngựa… Tuy nhiên để kết quả đạt như ý muốn, các chị em nên có sự tư vấn đầy đủ của các thầy thuốc Y học cổ truyền.
Mặc dù hiện nay công nghệ trong Y học phát triển mạnh nhưng vấn đề vô sinh, hiếm muộn vẫn là vấn đề khó khăn đối với Y học. Chính vì vậy bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng tránh.
Nếu bạn yêu thích và mong muốn theo đuổi con đường chữa bệnh cứu người, bạn có thể theo học Cao đẳng Y Dược Hà Nội, Trung cấp Y học tại các trường như: Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Số 101 Tô Vĩnh Diện – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.
Nguồn: Ysiyhoccotruyen.com