Danh mục
Đi tìm lời giải cho bài toán “khát” Dược liệu ngành Dược Việt Tình trạng Dược liệu nhập “chui” kém chất lượng hiện nay đã và đang là vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến tâm lý người dân và làm đau đầu các cơ quan chức năng ngành Y tế.
Trang chủ > Tin Y Tế - Sức Khoẻ > Đi tìm lời giải cho bài toán “khát” Dược liệu ngành Dược Việt

Đi tìm lời giải cho bài toán “khát” Dược liệu ngành Dược Việt

Tình trạng Dược liệu nhập “chui” kém chất lượng hiện nay đã và đang là vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến tâm lý người dân và làm đau đầu các cơ quan chức năng ngành Y tế.

Đi tìm lời giải cho bài toán “khát” Dược liệu ngành Dược Việt

Đi tìm lời giải cho bài toán “khát” Dược liệu ngành Dược Việt 

Dược liệu nhập khẩu và những vấn nạn

Hàng năm, ngành Dược Việt Nam cần khoảng khoảng 60.000 tấn dược liệu các loại. Thế nhưng nguồn cung trong nước mới chỉ đảm bảo được khoảng 20%. Mỗi năm, ngành Dược Việt Nam phải nhập khẩu hơn 80% dược liệu nhưng đa phần trong số đó là nhập khẩu “chui” từ Trung Quốc, chất lượng không đảm bảo.

 Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y dược TPHCM

Trong số dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, chỉ có 1.400 tấn là có nguồn gốc rõ ràng. Năm 2012, Bộ Y tế đã kiểm tra và phát hiện có đến 60% trong số gần 400 mẫu dược liệu được không đảm bảo chất lượng. Cùng với đó là hiện tượng các loại dược liệu giả, kém chất lượng không được kiểm soát do việc thông quan dược liệu qua cửa khẩu còn nhiều bất cập.

Bên cạnh đó, để thu lời, nhiều cơ sở còn trộn lẫn giữa dược liệu nhập lậu với dược liệu không đảm bảo chất lượng khiến người dân phải sử dụng thuốc được làm từ các dược liệu “bẩn”. Tình trạng bệnh từ đó không những không thuyên giảm mà còn nặng hơn và về lâu dài càng có hại cho sức khỏe.

Nếu kiểm tra các địa chỉ cung cấp dược liệu và thuốc y học cổ truyền lớn trên cả nước, rất ít cơ sở cung cấp được hóa đơn chứng nhận dược liệu đó có nguồn gốc rõ ràng. Hiện nay, 3 loại dược liệu nhập từ Trung Quốc được làm giả nhiều nhất là bạch linh, thỏ ty tử và hồng hoa. Các chất làm giả này là cacbonat, xi măng, hóa chất vô cơ và thậm chí là cả chất gây ung thư.

Dược liệu nhập khẩu và những vấn nạn

Dược liệu nhập khẩu và những vấn nạn

Lời giải cho bài toán “khát” Dược liệu ngành Dược Việt

Trước thực trạng chất lượng nguồn dược liệu nhập khẩu như trên, tại sao chúng ta không “tự túc dược liệu”? Liệu có nên nhân rộng mô hình nuôi trồng, sản xuất dược liệu có hiệu quả để bộ mặt nông thôn được cải thiện và người dân được dùng dược liệu, nguồn thuốc sạch.

Trong vài năm trước, theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM chia sẻ mô hình trồng thí điểm dược liệu được thực hiện ở 1 số vùng nhưng đầu ra cho sản phẩm vẫn còn là vấn đề nan giải. Chính vì vậy để có thể giải quyết tốt bài toán “khát” Dược liệu ngành Dược Việt cần có sự vào cuộc quyết liệt cũng như quy hoạch vùng trồng cụ thể của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn nhân lực trẻ kế thừa tinh hoa của Y học phương Đông để nghiên cứu và tạo ra những nguồn dược liệu quý cho người dân là điều rất cần thiết. Hiện nay, Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền đang là ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm vì ngành học này có sự kết hợp đào tạo giữa y học hiện đại với y học cổ truyền đã và đang góp phần đưa sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân lên 1 tầm cao mới. Tốt nghiệp ra trường, sinh viên sẽ trở thành lương Y với sứ mệnh cứu người cứu đời.

Lời giải cho bài toán “khát” Dược liệu ngành Dược Việt

Lời giải cho bài toán “khát” Dược liệu ngành Dược Việt

Năm 2017, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Trung cấp y học cổ truyền theo phương thức mới. Thời gian học tương đương với Y sĩ đa khoa nhưng sinh viên phải học nhiều môn hơn với lượng kiến thức gần gấp đôi. Với mỗi đối tượng thí sinh khác nhau, thời gian học cũng khác nhau. Thí sinh tốt nghiệp THCS sẽ học 3 năm và được học bổ sung văn hóa để hoàn thiện chương trình THPT cấp 3. Với đối tượng đã tốt nghiệp THPT chỉ cần học 2 năm. Trường hợp thí sinh đã tốt nghiệp Trung cấp, cao đẳng, Đại học nhóm ngành Điều dưỡng, Dược học cổ truyền, Hộ sinh Trung cấp, Y sĩ đa khoa, Kĩ thuật viên vật lý trị liệu, Kĩ thuật xét nghiệm… chỉ cần học 10 tháng.

Thí sinh nếu có nguyện vọng học Trung cấp Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, có thể gửi hồ sơ về các địa chỉ sau:

Địa chỉ đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội:

Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung –   Quận Thanh Xuân – Tp Hà Nội. Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền

Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền

Địa chỉ đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Tp HCM:

Số 37/3 đường Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại tuyển sinh Tp HCM: Điện thoại tư vấn 08.6295.6295 – 09.6295.6295.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com.

Có thể bạn quan tâm

8

5 loại thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ

Nếu mỗi ngày bạn đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một giấc ngủ ...