Danh mục
Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ quả sơn trà Sơn tra thuộc nhóm thuốc trị bệnh đường tiêu hóa, hóa ứ, hoạt huyết; thường dùng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh hàng nghìn năm nay. Tìm hiểu những tác dụng của vị thuốc đông y hạt mã tiền Thầy thuốc đông y chia sẻ những tác dụng của hạt Đười ươi Cây sơn ...
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ quả sơn trà

Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ quả sơn trà

Sơn tra thuộc nhóm thuốc trị bệnh đường tiêu hóa, hóa ứ, hoạt huyết; thường dùng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh hàng nghìn năm nay.

Cây sơn tra Cây sơn tra

Đặc điểm vị thuốc sơn tra

Tên gọi khác: sơn lý hồng, hồng quả

Dược liệu sơn tra miếng gọi là “bắc sơn tra”, sơn tra dại gọi là “nam sơn tra”.

Dược sĩ trình độ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, sơn tra có hàm chứa acid hữu cơ, các chất đường, vitamin C…; có tác dụng trong việc:

  • Tăng cường men tiêu hoá trong dịch vị, từ đó trợ giúp cho quá trình tiêu hoá.
  • Làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, tăng cường lưu lượng máu trong động mạch cơ tim, trợ tim, co tử cung…
  • Ức chế các loại bệnh kiết lị và trực khuẩn mủ xanh.

Theo y học cổ truyền, sơn tra tính hơi ôn, vị chua, ngọt lợi, đi vào các kinh tì, can, thận. Tác dụng làm tan máu tụ, hiệu tiêu cơm,… tùy thuộc vào phương thức bào chế.

Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ quả sơn tra

Quả sơn tra được ứng dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh, vị dụ như:

– Chữa rối loạn tiêu hóa: Sơn tra rang cháy 10g, đường đỏ vừa phải. Sắc uống.

– Chữa thống kinh: Sơn tra 30g, đường cát 10g, gạo lức 60g. Sơn tra sắc lấy nước đặc, bỏ bã cho gạo lức, đường cát vào nấu cháo.

– Chữa đau bụng sau sinh: Bài thuốc Cao sơn tra ích mẫu: Sơn tra 50g, cỏ ích mẫu 50g, đường đỏ 100g. Sơn tra, ích mẫu sắc chung, lấy nước khoảng 400 ml, sau đó cho đường đỏ vào đánh đều, cô đặc lại làm cao. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 20ml. Rất tốt cho phụ nữ sau sinh hay bị đau bụng.

– Thuốc bổ cho trẻ em bị cam tích, gầy yếu: Sơn tra 500g, mật ong 500g. Sơn tra sau khi rửa sạch, bỏ hạt, thái miếng mỏng thì cho nước vừa phải nấu nhừ thành hồ, sau đó cho mật ong vào luyện thành cao. Dùng ngày 3 lần, mỗi lần nửa thìa. Công dụng kiện tỳ tiêu thực.

– Trị không tiêu, đầy bụng, ấm ách, đau bụng: Bài thuốc sơn tra tiêu thực: Sơn tra 20g, thần khúc 10g, bạch truật 20g. Sắc 2 nước, trộn đều, dùng ngày 1 thang chia 2 lần.

Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ quả sơn trà

Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ quả sơn trà

-Trị kiết lị, đau bụng: Bài thuốc kiết lị: Sơn tra nhục 50g. Sau đó nghiền thành bột mịn, ngày uống ba lần, mỗi lần từ 3 – 5g. Lưu ý: uống lúc đói.

– Bài thuốc giúp giảm đau, làm tan máu tụ, ôn kinh thông mạch, dùng cho người thống kinh: Thang thuốc quế chi sơn tra đường đỏ: Sơn tra 15g, quế chi 5g, đường đỏ 30g. Sơn tra, quế chi sắc 2 nước, trộn lẫn, sau đó cho đường vào lại tiếp tục đun sôi 1 lát, uống nóng; ngày 1 thang chia 2 lần.

– Bài thuốc giúp hạ huyết áp: Sơn tra 6g, đường phèn vừa phải. Sắc uống.

Hoặc: Sơn tra 10g, ngân hoa 10g, cúc hoa 10g. Sắc lấy nước uống thay trà. Bài thuốc rất tốt cho người bị cao huyết áp, mỡ máu cao hay béo phì.

– Bài thuốc trị tắc kinh: Sơn tra 9g, vỏ trong mề gà 9g. Tất cả nghiền chung thành bột. Dùng ngày 2 lần, sớm, tối, mỗi lần 9g và dùng liên tục.

– Trà sơn tra, mầm lúa mạch: Sơn tra 10g, mầm lúa mạch rang 10g. Khi dùng ủ nước sôi, uống nhiều lần thay trà. Bài thuốc rất tốt cho người bị bệnh phát ban, trẻ em tiêu hoá kém, bị bệnh mới khỏi.

– Bài thuốc trị teo não có tính kế phát: Sơn tra 15g, câu kỷ tử 15g. Sau đó hãm nước sôi 30 phút, uống nhiều thay trà.

– Bài thuốc sơ phong giải độc, hạ huyết áp, thanh can sáng mắt, tiêu cơm: Nước hãm cúc sơn thảo: Sơn tra 5 miếng, cúc hoa 3g, thảo quyết minh 15g. Bỏ cả 3 vị thuốc vào cốc giữ nhiệt, rót nước sôi, hãm 30 phút, uống nhiều lần trong ngày. Dùng cho người bị cao huyết áp và bệnh cơ tim.

– Bài thuốc sơn tra, ngũ vị tử: Sơn tra, ngũ vị tử (lượng bằng nhau), sau đó nghiền chung thành bột. Dùng ngày 3 lần, mỗi lần 3g, 10 ngày là 1 liệu trình. Bài thuốc rất tốt cho người viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính kéo dài.

Lời khuyên từ bác sĩ Trần Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: “Mỗi người sẽ có tình trạng bệnh lý và khả năng phù hợp với mỗi bài thuốc riêng. Vì vậy bạn không nên áp dụng các bài thuốc trên một cách tùy tiện. Hãy đến các cơ sở y tế khám để sớm phát hiện và điều trị đúng cách.”

Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống – Y sĩ Y học cổ truyền tổng hợp

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bệnh viện thẩm mỹ gangwhoo

Có thể bạn quan tâm

20220829_hoang-ky-1

Vị thuốc đông y hoàng kỳ giúp phục hồi sức khỏe sau tai biến

Trong Đông y, hoàng kỳ được xếp vào loại thuốc "Bổ khí", là một trong số những vị thuốc được sử dụng với tần suất rất cao trong các đơn thuốc bổ giúp phục hồi sức khỏe