Rau mùi được trồng phổ biến ở nước ta cũng như các quốc gia khác để lấy lá làm gia vị. Tuy nhiên ít ai biết rằng đây còn là vị thuốc hay trong đông y có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.
- Tìm hiểu những tác dụng của vị thuốc đông y hạt mã tiền
- Thầy thuốc đông y chia sẻ những tác dụng của hạt Đười ươi
Giá trị bất ngờ của cây rau mùi đối với sức khỏe
Đôi nét về rau mùi
Tên gọi khác của rau mùi: Rau ngò ta, ngò rí, mùi ta…
Tên khoa học: Corindrum sativum L. Họ hoa tán: Apiaceae.
Quả mùi (thường gọi là hạt mùi) là quả chín hay phơi sấy khô của cây mùi.
Rau mùi được trồng phổ biến ở nước ta cũng như các quốc gia khác để lấy lá làm gia vị. Một số ít dùng để nấu nước tắm cho thơm trong ngày tết.
Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, rau mùi chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, kali natri, magiê, vitamin A, B, C và K… Lá mùi được cho vào các món cà ri, súp và trong một số công thức nấu ăn của người Ấn Độ.
Tây y dùng quả mùi làm thuốc trung tiện, có tác dụng kích thích và giúp tiêu hóa. Trong công nghiệp, rau mùi được dử dụng để làm nước hoa, hương liệu và rượu mùi…
Tác dụng có lợi của rau mùi đối với sức khỏe
Rau mùi hỗ trợ giảm đường trong máu
Theo TS Divya Dhawan, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, bệnh viện chuyên khoa Apollo, Nehru Enclave, New Delhi, nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng lá rau mùi có chứa các enzym hoạt hóa, có tác dụng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.
Theo đó, nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì hãy bổ sung rau mùi trong chế độ ăn uống của mình.
Rau mùi tăng cường sức khỏe tim mạch
Theo TS Dhawan, rau mùi có khả năng thải lượng natri thừa ra khỏi cơ thể, từ đó giúp hỗ trợ giảm huyết áp.
Bên cạnh đó, rau mùi cũng rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ nên có tác dụng trong việc hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tốt cho người mỡ máu.
Rau mùi tốt cho mắt
Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, rau mùi có chứa vitamin A, vitamin C, vitamin E và carotenoid. Đây là những thành phần rất tốt cho thị lực cũng như làm làm chậm các rối loạn thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
Vì vậy, việc bổ sung rau mùi trong các bữa ăn sẽ góp phần nâng cao sức khỏe của mắt.
Rau mùi
Rau mùi hỗ trợ quá trình tiêu hóa dễ dàng
Các nghiên cứu thấy rằng, lá mùi rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Điều này giúp tăng cường trao đổi chất, tăng cường tiêu hóa và giúp bạn kiểm soát chứng đầy hơi cũng như táo bón.
Rau mùi tăng cường hệ thống miễn dịch
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, rau mùi còn có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ chứa chất chống oxy hóa như quercetin, terpinene và tocopherols chống lại tổn thương tế bào, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ giảm viêm, ngừa ung thư và bảo vệ thần kinh.
Rau mùi cải thiện sức khỏe của xương
Dhawan cho biết, rau mùi có các khoáng chất quan trọng như canxi, magiê và phốt pho, có thể làm tăng mật độ xương và hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp.
Theo đó, rau mùi là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn có xương chắc khỏe.
Bài thuốc y học cổ truyền từ rau mùi
Theo cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi, quả mùi được dùng giúp tiêu hóa, thúc sởi mọc, chữa ho, ít sữa.
– Trị đậu sởi không mọc: Theo kinh nghiệm dân gian: Quả mùi 80 g tán nhỏ, rượu 100ml, nước 100ml. Đun sôi, đậy kín tránh bay hơi. Sau đó lọc bỏ bã, phun từ đầu đến chân (trừ mặt), có tác dụng thúc sởi mọc.
– Trị đẻ xong ít sữa: Quả mùi 6 gam, nước 100 ml. Sau đó, đun sôi trong 15 phút và chia 2 lần uống trong ngày.
– Trường hợp mặt có những nốt đen, dùng quả mùi sắc nước rửa luôn, nốt đen sẽ mất dần.
Hi vọng những kiến thức trên đã mang đến cho bạn cái nhìn khác về rau mùi. Tuy nhiên chúng chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/thầy thuốc. Theo đó, bạn cần tham khảo của những người có chuyên môn trước khi sử dụng.
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống – Y sĩ Y học cổ truyền tổng hợp
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bệnh viện thẩm mỹ gangwhoo